Trang tin BĐS hàng đầu Bình Dương

Tại sao trong đám cưới có nghi thức cắt bánh, rót rượu

14/03/2024 - 15:03

Đám cưới là một sự kiện trọng đại trong cuộc đời mỗi người, là dấu mốc đánh dấu sự gắn kết của hai trái tim và hai gia đình. Trong đám cưới, có nhiều nghi thức truyền thống được thực hiện để thể hiện sự hạnh phúc và mong ước cho cặp đôi mới cưới. Một trong những nghi thức quen thuộc và phổ biến nhất là nghi thức cắt bánh và rót rượu. Vậy tại sao nghi thức này lại có mặt trong đám cưới và ý nghĩa của nó là gì?

1. Ý nghĩa của nghi thức cắt bánh, rót rượu

Nghi thức cắt bánh, rót rượu là một phần không thể thiếu trong các tiệc cưới ở Việt Nam. Nghi thức này có nguồn gốc từ phương Tây, được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 19 và dần trở thành một phong tục được nhiều người yêu thích và lựa chọn.

Bánh cưới là biểu tượng của sự ngọt ngào, hạnh phúc và sung túc trong cuộc sống hôn nhân. Khi cô dâu chú rể cùng nhau cắt bánh mang ý nghĩa đồng lòng, chung tay làm mọi việc. Kể từ giây phút đọ họ chính thức trở thành vợ chồng đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi với nhau.

tai-sao-trong-dam-cuoi-lai-co-nghi-thuc-cat-banh-rot-ruou (6)

Nghi thức rót rượu, được thực hiện sau nghi thức cắt bánh cưới. Các ly rượu được xếp thành hình tháp từ 5 - 7 tầng, trong ly rượu có để những viên đá khô để tạo khung cảnh lãng mạn. 

 

Rượu cưới là biểu tượng của sự ấm áp, say mê và bền chặt trong tình yêu. Khi cô dâu chú rể cùng nhau rót rượu vào ly, mang ý nghĩa hạnh phúc tràn đầy. Rượu cưới cũng tượng trưng cho may mắn và tình yêu sâu đậm. Ngoài ra, rượu cưới còn nhắc nhở về tình nghĩa vợ chồng luôn bên nhau lúc thịnh vượng hay khó khăn, khi cô dâu chú rể cùng nhau nâng ly uống rượu giao bôi.

tai-sao-trong-dam-cuoi-lai-co-nghi-thuc-cat-banh-rot-ruou (2)

2. Có thể thay thế cắt bánh rót rượu bằng nghi thức nào

Ngoài nghi thức cắt bánh rót rượu, còn có nhiều nghi thức khác có thể thay thế hoặc bổ sung cho đám cưới. Mỗi nghi thức trong lễ cưới đều có ý nghĩa tốt đẹp riêng. Quan trọng là những nghi thức khác sẽ khiến lễ cưới của bạn thú vị, độc đáo và mới lạ hơn. 

2.1 Rót cát

Cô dâu chú rể sẽ được trao cho hai lọ cát với hai màu khác nhau. Sau đó, hai người cùng đổ cát vào một chiếc khung ảnh, một chiếc bình. 

 

Nghi thức này mang ý nghĩa của sự hòa quyện, gắn bó và bền chặt của tình yêu và hôn nhân. Hai màu cát khi đã hòa vào nhau sẽ không thể tách rời, giống như hai cuộc đời, hai tính cách và hai trái tim đã hòa quyện vào làm một. 

tai-sao-trong-dam-cuoi-lai-co-nghi-thuc-cat-banh-rot-ruou (8)

2.2 Góp gạo

Gạo là loại lương thực tượng trưng cho cuộc sống ấm no, đủ đầy. Nghi thức này đánh dấu khoảnh khắc hai con người xa lạ vì tình yêu mà về chung một nhà, cùng góp gạo thổi cơm chung. Họ cùng nhau xây dựng tổ ấm hạnh phúc, bình yên và đủ đầy. 

tai-sao-trong-dam-cuoi-lai-co-nghi-thuc-cat-banh-rot-ruou (7)

2.3 Tưới cây

Tình yêu và hạnh phúc cũng như một chiếc cây và muốn chiếc cây đó được nảy mầm và tươi tốt thì không còn cách nào khác là chúng ta phải chăm bẵm. Qua nghi thức này, cô dâu và chú rể cùng nhau chăm sóc cho chiếc cây đó bằng sự yêu thương, sẻ chia, vượt qua sóng gió. Để chiếc cây này được phát triển, cũng giống như tình yêu mà cô dâu và chú rể đã dành cho nhau. 

tai-sao-trong-dam-cuoi-lai-co-nghi-thuc-cat-banh-rot-ruou (3)

2.4 Thả chim bồ câu

Nghi thức này được lấy cảm hứng từ Philippines và sau đó lan ra nhiều nước trên thế giới. Chim bồ câu là loại vật của sự chung thủy, sống theo cặp, chính vì thế chim bồ câu luôn có mặt trong các lễ cưới. Khi thả chim bồ câu, cô dâu chú rể đang mong muốn tình yêu của họ sẽ bay cao và xa, vượt qua mọi khó khăn và thử thách. Hứa hẹn một cuộc sống hôn nhân bền chặt và lâu dài. 

tai-sao-trong-dam-cuoi-lai-co-nghi-thuc-cat-banh-rot-ruou (11)

2.5 In dấu vân tay

Cô dâu, chú rể cùng lưu lại dấu vân tay lên bức tranh kỷ niệm có ý nghĩa với sự kiện ngày cưới của mình. Nghi thức này biểu tượng cho việc hòa trộn màu sắc cá nhân của cặp đôi trên một bức tranh hạnh phúc. Sau khi hôn lễ kết thúc, bức tranh có thể được treo tại nhà tân hôn của cả hai. 

tai-sao-trong-dam-cuoi-lai-co-nghi-thuc-cat-banh-rot-ruou (10)

Nghi thức cắt bánh, rót rượu là một nghi thức truyền thống và ý nghĩa trong đám cưới. Tuy nhiên, các cặp đôi cũng có thể lựa chọn những nghi thức khác để phù hợp với sở thích, phong cách và ý tưởng của mình. Mỗi nghi thức đều mang một thông điệp và một giá trị riêng, nhằm biểu lộ tình yêu và mong ước của cô dâu chú rể trong ngày trọng đại. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn cho đám cưới của mình. Chúc bạn một ngày vui vẻ!

Nhận xét-Đánh giá

4.13 (82.58%) 31 votes
 

Bài viết liên quan

Hướng dẫn cách ghi thiệp cưới “đúng chuẩn” và đầy đủ nhất

Tấm thiệp cưới nhỏ xinh là một phần không thể thiếu trong bất kì một lễ cưới nào. Ngày nay, mặc dù đã có sự xuất hiện của các hình thức thiệp cưới online nhưng thiệp cưới truyền thống vẫn là một ...

[Giải đáp] Đám cưới có kiêng mặc đồ đen không?

Đám cưới là nét đẹp trong văn hóa người Việt. Khi đi đám cưới, chúng ta không chỉ muốn chúc phúc cho cô dâu chú rể, mà còn muốn thể hiện sự tôn trọng và lịch sự với chủ nhân bữa tiệc. Vì vậy, ...

Những điều kiêng kỵ khi mua nhẫn cưới để tránh xui xẻo

Nhẫn cưới là một trong những vật phẩm quan trọng nhất trong đời sống hôn nhân của mỗi cặp đôi. Nó không chỉ là một món trang sức đẹp mắt, mà còn là biểu tượng của tình yêu và sự gắn kết giữa hai người.

4 Chi phí bạn không nên tiết kiệm trong đám cưới

Đám cưới là ngày trọng đại và đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi cặp đôi, nên cần được tổ chức một cách chu đáo và trọn vẹn nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ ngân sách để chi trả cho một đám ...

Copyright © 2016 - All Rights Reserved. Design by Công Ty Cổ Phần ADCorp https://adcorp.vn/