Trang tin BĐS hàng đầu Bình Dương

Hướng dẫn cách ghi thiệp cưới “đúng chuẩn” và đầy đủ nhất

26/03/2024 - 14:03

Tấm thiệp cưới nhỏ xinh là một phần không thể thiếu trong bất kì một lễ cưới nào. Ngày nay, mặc dù đã có sự xuất hiện của các hình thức thiệp cưới online nhưng thiệp cưới truyền thống vẫn là một nét văn hóa lâu đời không thể bị xóa bỏ. Trao cưới thiệp cưới tận tay là lời mời trân trọng mà gia đình cô dâu chú rể gửi tới khách mời. Vì thế làm sao để viết thiệp cưới đúng, lịch sự và làm đẹp lòng khách mời là thắc mắc của rất nhiều cặp đôi sắp cưới. Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời nhanh nhất bạn nhé!

1. Cách xưng hô khi ghi thiệp cưới

Một trong những điều quan trọng nhất khi ghi thiệp cưới là cách xưng hô với người được mời cưới. Vì trong một đám cưới có rất nhiều người không chỉ là đồng nghiệp bạn bè của cô dâu chú rể mà còn có anh em họ hàng của hai bên gia đình. Việc xưng hô không đúng có thể sẽ làm mất lòng khách mời. 

Cô dâu chú rể nên lập danh sách khách mời của hai bên gia đình, sau đó phân chia danh sách khách mời cho bố mẹ và khách mời của cô dâu chú rể. Việc này vừa để giữa phép lịch sự vừa giúp tiết kiệm thời gian.

1.1 Khách mời là họ hàng lớn tuổi

Khách mời là họ hàng, người thân, bạn bè của bố mẹ lớn tuổi thì bố mẹ sẽ là người mời, mục người mời trên thiệp cưới nên ghi bố mẹ là người đứng ra mời để thể hiện sự tôn trọng. 

Cách ghi: Bên ngoài phong bì ghi: Kính mời: Bác Lan, bên trong ghi: Trân trọng kính mời: Hai bác và gia đình. 

Nếu khách mời có vợ/ chồng đã mất: Tránh ghi hai bác, cô chú hoặc tên người đã mất.

1.2 Khách mời là bạn bè đồng nghiệp, anh chị em họ hàng

Trường hợp khách mời là bạn bè, đồng nghiệp và anh chị em họ hàng cô dâu chú rể sẽ đứng ra mời thiệp. 

Cách ghi: 

- Khách mời còn độc thân: Ghi rõ tên, VD: Bạn Gia Hân, anh Tuấn Minh,...

- Khách mời đã có gia đình: Ghi rõ Kính mời: anh chị ….hoặc Gia đình anh chị ….VD: Anh chị Nam Hà hoặc gia đình anh chị Nam Hà.

- Khách mời đã có gia đình nhưng chỉ quen biết vợ/ chồng: Gia đình anh/ chị… VD: Gia đình anh Trí hoặc gia đình chị Chi.

- Khách mời đã có con: Gia đình anh chị hoặc anh chị cùng các cháu VD: Gia đình anh chị Nam Hà hoặc anh chị Nam Hà và các cháu

- Khách mời là sếp: Cách ghi thiệp lịch sự, trang trọng tránh cách xưng hô dí dỏm như bạn bè, đồng nghiệp. Ghi rõ Anh/ chị … VD: Anh An/ chị My hay gia đình Anh An/ Chị My. 

huong-dan-cach-ghi-thiep-cuoi-dung-chuan-va-day-du-nhat (2)

2. Các thông tin in trên thiệp cưới chuẩn xác nhất

Các thông tin cần có trong một tấm thiệp cưới bao gồm:

1. Họ và tên đại diện họ nhà trai và nhà gái 

2. Địa chỉ nơi sống của nhà trai và nhà gái 

3. Họ tên, vị trí của cô dâu chú rể trong gia đình

4. Thông báo về thời gian địa điểm tổ chức lễ thành hôn

5. Lời mời tham dự buổi tiệc vào thời gian, địa điểm

6. Lời kết: Sự hiện diện của … là niềm vinh hạnh của gia đình chúng tôi.

huong-dan-cach-ghi-thiep-cuoi-dung-chuan-va-day-du-nhat (4)

3. Cách ghi tên cha mẹ trong thiệp cưới

Tên cha mẹ cũng là điểm lưu ý như:

- Gia đình có cha/ mẹ đã mất có thể không ghi tên hoặc ghi tên kèm ghi chú (cố phụ/ cố mẫu/ đã mất/ đã qua đời)

- Trường hợp không muốn ghi tên bố mẹ vì lý do gì đó có thể ghi tên chủ hôn là anh lớn trong nhà hoặc chú bác đại diện trong gia đình.

- Với các gia đình theo đạo công giáo có thể ghi thêm tên thánh ở trước tên cha mẹ đặt

- Các gia đình theo đạo Phật, một số ít gia đình ghi Pháp danh trong thiệp cưới.

4. Cách ghi tên cô dâu chú rể trong thiệp cưới

Một số lưu ý khi ghi tên cô dâu chú rể trên thiệp cưới là

- Với các gia đình theo đạo công giáo, tên Thánh được ghi trước sau đó mới là tên cha mẹ đặt

- Vị trí của cô dâu chú rể cũng được ghi trong thiệp cưới: 

Con một: Quý nam/ Ái nữ

Con trưởng: Trưởng nam/ trưởng nữ

Con thứ: Thứ nam/ thứ nữ

Con út: Út nam/ út nữ

huong-dan-cach-ghi-thiep-cuoi-dung-chuan-va-day-du-nhat (3)

5. Cách ghi thông tin lễ cưới trên thiệp cưới

Lễ vu quy

Lễ vu quy là lễ cưới được thực hiện tại nhà cô dâu. Vì thế thiệp cưới của nhà gái sẽ đề “Lễ vu quy” và ghi rõ: “Trân trọng báo tin lễ vu quy của con chúng tôi”. 

Trên tấm thiệp cưới sẽ là tên bố mẹ cô dâu bên trái, bố mẹ chú rể bên phải. Tên cô dâu đứng trước và tên chú rể đứng sau.

Lễ tân hôn

Lễ tân hôn được cử hành tại nhà trai, sau khi lễ vu quy kết thúc. Tên lễ tân hôn thường được dùng phổ biến ở miền Nam ở các phông nền, cổng hoa nhà trai. Trên thiệp cưới nhà trai sẽ ghi: “Lễ Tân hôn” và ghi rõ: “Trân trọng báo tin lễ tân hôn của con chúng tôi”.

Trái ngược với lễ vu quy, thiệp cưới nhà trai sẽ ghi tên bố mẹ chú rể bên trái, bố mẹ cô dâu bên phải. Tên chú rể trước và tên cô dâu sau.

huong-dan-cach-ghi-thiep-cuoi-dung-chuan-va-day-du-nhat (5)

Lễ thành hôn

Lễ thành hôn được coi là bữa tiệc đãi khách chung của hai gia đình nhà trai và nhà gái tại nhà hàng, khách sạn, trung tâm tiệc cưới. Thường trong thiệp lễ thành hôn tên bố mẹ chú rể đặt bên trái, bố mẹ cô dâu bên phải. Tên chú rể trước và tên cô dâu đặt ở sau.

Ngoài ra, ở miền Bắc lễ thành hôn cũng được sử dụng trên thiệp cưới với ý nghĩa như lễ tân hôn ở miền Nam.

6. Sự khác nhau giữa thiệp cưới miền Bắc và miền Nam

Thiệp cưới miền Bắc và miền Nam có sự khác nhau về hình thức. 

Miền Bắc chủ yếu dùng thiệp gập 3. Mục đích của thiệp cưới miền Bắc để gửi thông tin ngày giờ mời cưới, còn phong bì do khách tự chuẩn bị. Phong bì khách mời sử dụng đa phần là phong bị của bưu điện truyền thống

Miền Nam dùng mẫu có bao thư hay còn gọi là phong bì ở ngoài. Mục đích của bao thư phía ngoài là để khách cho tiền vào đi mừng cưới luôn. Vì thế đám cưới sẽ chỉ có 1 loại phong bì. Khách cũng không cần phải ghi tên bên ngoài vì đã được ghi sẵn rồi. Nên việc nhận biết phong bì của ai cũng sẽ dễ dàng hơn so với cách khách mời tự ghi.

Đó là những hướng dẫn cách ghi thiệp cưới đúng chuẩn và đầy đủ nhất mà bạn nên biết để có một thiệp cưới đẹp và ý nghĩa. Những hướng dẫn này không chỉ giúp bạn tránh những sai lầm và phiền phức khi ghi thiệp cưới, mà còn giúp bạn thể hiện sự tôn trọng, lịch sự và thân thiện với khách mời. Hãy cùng người yêu của bạn lựa chọn một thiệp cưới phù hợp với phong cách, sở thích và ngân sách của bạn và gửi đến những người thân yêu của bạn. Chúc bạn có một đám cưới vui vẻ và hạnh phúc!

Nhận xét-Đánh giá

4.45 (89.09%) 22 votes
 

Bài viết liên quan

[Giải đáp] Đám cưới có kiêng mặc đồ đen không?

Đám cưới là nét đẹp trong văn hóa người Việt. Khi đi đám cưới, chúng ta không chỉ muốn chúc phúc cho cô dâu chú rể, mà còn muốn thể hiện sự tôn trọng và lịch sự với chủ nhân bữa tiệc. Vì vậy, ...

Những điều kiêng kỵ khi mua nhẫn cưới để tránh xui xẻo

Nhẫn cưới là một trong những vật phẩm quan trọng nhất trong đời sống hôn nhân của mỗi cặp đôi. Nó không chỉ là một món trang sức đẹp mắt, mà còn là biểu tượng của tình yêu và sự gắn kết giữa hai người.

4 Chi phí bạn không nên tiết kiệm trong đám cưới

Đám cưới là ngày trọng đại và đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi cặp đôi, nên cần được tổ chức một cách chu đáo và trọn vẹn nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ ngân sách để chi trả cho một đám ...

Copyright © 2016 - All Rights Reserved. Design by Công Ty Cổ Phần ADCorp https://adcorp.vn/