Trang tin BĐS hàng đầu Bình Dương

Phong tục lễ phối hôn và đám cưới đạo Cao Đài

10/03/2023 - 08:03

Đạo Cao Đài là một tôn giáo thành lập ở VN, đám cưới đạo Cao Đài có những phong tục, tập tục riêng góp phần tạo ra sự phong phú và đặc sắc cho văn hóa đất nước ta. Cùng Hội Cô Dâu tìm hiểu về Phong tục lễ phối hôn và đám cưới đạo Cao Đài nhé.

Đạo Cao Đài là đạo gì?

Đạo Cao Đài hay còn được gọi là Cao Đài giáo là một tôn giáo được thành lập ở miền Nam Việt Nam. Đạo Cao Đài thờ thượng đế. Quan niệm của đạo cho rằng thượng đế là đấng tối cao, sáng lập ra các tôn giáo và toàn bộ vũ trụ này. Cái tên Cao Đài chỉ một nơi cao, nơi mà thượng đế ngự trị.

dam-cuoi-dao-cao-dai

Khác với những đạo khác như đạo Phật, đạo Hồi, đạo Thiên Chúa có thời gian lịch sử hình thành khá lâu đời, thì đạo Cao Đài được xem như một tôn giáo có tuổi đời khá trẻ. Có nhiều thông tin cho rằng đạo Cao Đài dung hợp nhiều yếu tố từ các tôn giáo lớn bao gồm đạo Phật, đạo Hồi, đạo Giáo, nho Giáo, và cả đạo Cơ Đốc…

Nguồn góc của đại Cao Đài

Đạo Cao Đài là tôn giáo do người Việt Nam sáng lập khoảng năm 1926 tại Tây Ninh. Chính vì thế đạo Cao Đài mang đặc điểm văn hóa và hơi hướng của cư dân Nam Bộ. Triết lý đạo giáo của đại Cao Đài là đưa ra các chân lý hướng dẫn con người sống có đạo đức, hoàn thiện bản thân, có trách nhiệm với xã hội, cộng đồng. Từ đó tạo nên một con người có chuẩn mực, có đạo đức, có lối sống hòa bình, an lạc, nhân ái, thương yêu.

Với triết lý và tư tưởng như vậy từ năm 1926 đến 1934 đạo Cao Đài đã kết nạp được hàng triệu người theo đạo. Quá trình hình thành và phát triển của đạo Cao Đài đã góp phần làm đa dạng và phong phú theo cho nền văn hóa của nước Việt ta.

Đám cưới đạo Cao Đài

Quan niệm hôn nhân của đạo Cao Đài

Đạo Cao Đài quan niệm hôn nhân là việc hợp tự nhiên. Đạo không ủng hộ các tín đồ theo đạo chọn lối sống độc thân, không kết hôn để tu hành. Một trong những quyển sách của đạo Cao Đài đã đề cập vấn đề này như sau:

“Trai lớn lên cưới vợ, gái lớn lên lấy chồng là lẽ đương nhiên.Việc hôn nhân là việc tối quan trọng trong đời người. Tìm đâu có hạnh phúc? Hạnh phúc ở trong việc hôn nhân. Thật vậy, không có gì vui thích cho bằng trong gia đình được vợ chồng hòa thuận, đầm ấm, thành thật yêu thương nhau. Vợ biết  chiều theo ý muốn của người chồng, chồng biết thương vợ và không làm trái ý vợ. Hai vợ chồng ăn ở lâu ngày thì càng sâu nghĩa biển, càng dài tình sông”.

Vì quan niệm hôn nhân còn là một phần trong nhân đạo. Chính vì vậy những người theo đạo Cao Đài sẽ phải làm tốt một số bổn phận tiếp theo như là bổn phận làm chồng, làm vợ, làm cha, làm mẹ. Nếu làm các bổn phận này được tròn vẹn thì coi như tu xong phần nhân đạo. Sau đó người theo đạo sẽ dễ dàng tiếp tục tu lên phần thiên đạo.

Để tiến hành xây dựng một gia đình, đôi nam nữ tín đồ đạo Cao Đài trước khi kết hôn phải nghiên cứu, tìm hiểu, tuân y luật đời, luật đạo. Quan trọng nhất trong đạo làm người là phải biết nhường nhịn, giúp đỡ nhau giữa hai vợ chồng. Mỗi người phải biết được bổn phận của mình và phải hành động trong phạm vi đó.

gyE9xEO

Đám cưới đạo Cao Đài tại tòa Thánh Tây Ninh

Người chồng phải đóng vai trò trụ cột và gánh vác mọi công việc bên ngoài để xây dựng hạnh phúc cho gia đình. Người chồng phải sống tự tế để làm tấm gương cho vợ, cho con nôi theo. Người chồng phải có tinh thần hòa ái, không được ra tay đánh vợ, đánh con như những kẻ vũ phu. Người vợ phải biết dung hòa với chồng, phải biết giữ mình và chăm lo việc nhà cửa. Người vợ phải ăn ở tiết kiệm để cùng chồng xây dựng mái ấm gia đình của chính mình.

Theo Tân luật của tín đồ đạo Cao Đài từ điều thứ 6 đến điều thứ 10 có răn dạy sự lựa chọn hôn nhân trong người cùng đạo là trừ khi người ngoài ưng thuận nhập đạo thì mới được kế làm giai ngẫu.

Tám ngày trước ngày lễ Sính hôn, chủ hôn nhà trai phải dán bố cáo nơi thánh thất sở tại để trong bổn đạo được biết và cũng là để tránh khỏi những điều rắc rối về sau. Khi làm lể Sính hôn, hai gia đình nhà trai và nhà gái phải đến thánh thất hoặc đền thánh mà cầu lễ Chứng hôn (còn gọi là lễ hôn phối)

BQwNtOq

Đám cưới đạo Cao Đài tại tòa thánh Tây Ninh

Tất cả người trong đạo Cao Đài khi tiến hành lễ kết hôn cho con cháu của mình đều phải tuân thủ theo Tân luật của đạo. Trước tiên là phải chọn hôn là người trong đạo. Khi làm lễ cưới thì hai bên nhà trai và nhà gái phải xin phép lập lễ hôn phối tại thánh thất hoặc đền Thánh. Cấm không được cưới hầu thiếp, cấm người trong đạo không được bỏ nhau trừ khi có người ngoại tình hay thất hiếu với công cô.

Hiện nay, những tín đồ của đạo Cao Đài sống trong cộng đồng người Việt vẫn tuân theo tín người của mình. Nhưng về hôn nhân thì họ tuận theo luật hôn nhân gia đình Việt Nam và thực hiện đúng chế độ một vợ, một chồng.

Lễ phối hôn trong đám cưới của đạo Cao Đài

Lễ phối hôn trong đám cưới đạo Cao Đài mang ý nghĩa kết hợp mối lương duyên của đôi nam nữ tín đồ trong đạo. Đây cũng là một trong những nghi thức chuyển đổi vị thế trong đời sống của tín đồ đạo Cao Đài. Nó được xem như là một nghi thức bắt buộc.

CsFWBI0

Lễ hôn phối là một trong những nghi thức bắt buộc trong đám cưới của đạo Cao Đài

Giới luật đạo Cao Đài có quy định những người theo đạo phải làm lễ hôn phối trước khi làm đám cưới đạo Cao Đài tại gia đình. Người đủ điều kiện làm lễ hôn phối phải là người đã trải qua lễ nhập môn. Để lễ hôn phối được diễn ra theo đúng quy định của đạo thì người muốn làm lễ phải thực hiện những công việc sau:

Tám ngày trước lễ hôn phối, chủ hôn nhà trai phải dán bố cáo nơi thánh thất sở tại. Việc dán bố cáo này được gọi là bát nhựt trình để thông báo cho những người trong đạo biết được về mối lương duyên của đôi trai gái. Từ đó tránh được những phản đối hay những rắc rối có thể xảy ra trong quá trình làm lễ. Trong thời gian này, đôi trai gái phải học cách hành lễ, cách ứng xử trong cuộc sống vợ và cách nuôi dạy con cái sao cho hợp với lẽ đạo, tình đời. Những điều này đều do người trong ban cai quản Thánh thất hướng dẫn cho họ.

Đến ngày làm lễ hôn phối, đôi trai gái cùng với gia đình hai bên cùng với dòng họ tập trung về thánh thất để làm lễ. Lễ hôn phối được tổ chức dưới sự chứng kiến của đông đảo tín đồ trong đạo. Lễ được cử hành dưới sự chủ trì của vị chức sắc trong ban cai quản. Đôi trai gái mặc đồ lễ. Cả hai người sẽ quì trước bàn thờ phía sau chủ lễ.

WJ9h2CR

Lễ hôn phối đạo Cao Đài được chủ trì bởi chức sắc trong ban cai quản

Sau khi làm lễ Đức Chí tôn (Ngọc Hoàng Thượng Đế), ban đồng nhi sẽ đọc kinh hôn phối, sau đó vị chủ lễ làm phép hôn phối cho 2 người rồi nhắc lại những điều đạo đức cần phải giữ gìn trong cuộc sống hôn nhận vợ chồng.

Kết thúc lễ hôn phối, về phần tôn giáo, hai người này đã được xem như là vợ chồng. Sau đó, hai người cùng với gia đình và dòng họ trở về làm lễ cưới theo phong tục.

Trang phục cưới của người theo đạo Cao Đài

Áo dài trắng được chọn là đạo phục của người theo đạo Cao Đài. Áo dài trắng cũng là trang phục mà nhiều cô dâu, chú rể theo đạo Cao Đài chọn mặc trong ngày cưới. Trai mặc bộ áo dài trắng, đội khăn đóng đen, nữ mặc bộ áo dài trắng, tóc bới cao.

Chiếc áo dài trắng của đạo Cao Đài tượng trưng cho tâm hồn của mỗi tín đồ phải sạch sẽ, trong trắng như tâm vô nhiễm. Ngoài ra, bộ trang phục này còn thể hiện sự dung hòa tổng hợp giữa bản sắc dân tộc với văn hóa đạo đức của tôn giáo. Bên cạnh đó, màu trắng trong ý nghĩa nội tại đại diện cho sự thuần khiết, trong sạch của bản chất lương thiện của mỗi con người vốn có từ lúc mới sinh ra. Thông qua bộ áo dài trắng, đạo muốn nhắc nhở người theo đạo Cao Đài phải luôn gìn giữ, rèn luyện để sống một cuộc đời thánh thiện.

Có thể nói bộ bạch y như một bông sen trắng mà người theo đạo Cao Đài cần gìn giữ trong cõi đời nhiều thị phi. Bộ áo dài trắng đạo phục của đạo Cao Đài nhắc nhở các tín đồ về mối liên hệ giữa bản sắc văn hóa dân tộc với tính bổn thiện trong mỗi con người ở thế gian và tương lai. Chính vì lý do này mà rất nhiều tín đồ đạo Cao Đài chọn chiếc áo dài trắng đạo phục mặc luôn trong ngày cưới.

Ngoài áo dài trắng thì hiện nay trong lễ cưới của các tín đồ đạo Cao Đài, cô dâu, chú rể cũng chọn trang phục áo dài. Tuy nhiên nó đa dạng hơn về màu sắc chứ không đơn thuần chỉ là màu trắng. Cô dâu có thể chọn chiếc áo dài màu hồng cánh sen dịu dàng hoặc màu đỏ tươi. Chú rể chọn áo dài màu xanh da trời nhạt hoặc xanh nước biển đậm để tạo màu áo đối xứng với cô dâu.

QXbNbUe

Trang phục đám cưới đạo Cao Đài

Mặc dù vậy, với sự phát triển của xã hội thì ngày này cũng có những người theo đạo chọn trang phục cưới là áo Vest và áo dài cưới truyền thống để mặc trong lễ cưới. Điều này làm cho lễ cưới của người theo đạo Cao Đài đặc sắc hơn, đa dạng hơn và đẹp hơn trong mắt mọi người.

Nguồn: Webdamcuoi

Nhận xét-Đánh giá

0 (0%) votes
 

Bài viết liên quan

Hướng dẫn cách ghi thiệp cưới “đúng chuẩn” và đầy đủ nhất

Tấm thiệp cưới nhỏ xinh là một phần không thể thiếu trong bất kì một lễ cưới nào. Ngày nay, mặc dù đã có sự xuất hiện của các hình thức thiệp cưới online nhưng thiệp cưới truyền thống vẫn là một ...

[Giải đáp] Đám cưới có kiêng mặc đồ đen không?

Đám cưới là nét đẹp trong văn hóa người Việt. Khi đi đám cưới, chúng ta không chỉ muốn chúc phúc cho cô dâu chú rể, mà còn muốn thể hiện sự tôn trọng và lịch sự với chủ nhân bữa tiệc. Vì vậy, ...

Những điều kiêng kỵ khi mua nhẫn cưới để tránh xui xẻo

Nhẫn cưới là một trong những vật phẩm quan trọng nhất trong đời sống hôn nhân của mỗi cặp đôi. Nó không chỉ là một món trang sức đẹp mắt, mà còn là biểu tượng của tình yêu và sự gắn kết giữa hai người.

4 Chi phí bạn không nên tiết kiệm trong đám cưới

Đám cưới là ngày trọng đại và đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi cặp đôi, nên cần được tổ chức một cách chu đáo và trọn vẹn nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ ngân sách để chi trả cho một đám ...

Copyright © 2016 - All Rights Reserved. Design by Công Ty Cổ Phần ADCorp https://adcorp.vn/