Trong quá trình lên kế hoạch chuẩn bị cho đám cưới của mình, đối mặt với khối lượng khổng lồ những việc phải làm có thể khiến hai bạn cảm thấy rất căng thẳng, đôi khi xảy ra tranh cãi chỉ vì một vài lời nói của đối phương. Hãy cùng Hội cô dâu tìm hiểu và tránh nói những lời không nên nói ra trong quá trình cả hai đang lên kế hoạch chuẩn bị cưới nhé!
Đám cưới là chuyện của hai người, không phải là chuyện của riêng bạn và cũng phông phải là chuyện của riêng người bạn đời của bạn. Vì vậy việc cả hai cùng tham gia vào quá trình lên kế hoạch và chuẩn bị mọi thứ cùng nhau là điều tất nhiên.
Có thể trong quá trình lên kế hoạch chuẩn bị cưới, hai bạn phân chia công việc rõ ràng cho từng người, mỗi người lo chuẩn bị một phần việc để mọi thứ được đầy đủ và chu toàn nhất. Tuy nhiên khi bắt tay vào thực hiện có thể xuất hiện một số vấn đề phát sinh ngoài ý muốn mà bạn hoặc người kia không thể tự xoay sở một mình được. Lúc này bạn hoặc nửa kia có thể cần tới sự giúp đỡ, hỗ trợ từ phía đối phương để cùng giải quyết vấn đề đó.
Những sai sót hoặc những vấn đề phát sinh là điều thường xuyên có thể xảy ra giữa các cặp đôi trong quá trình chuẩn bị cho đám cưới của mình. Nhưng nếu bạn cảm thấy bực mình vì chuyện đó mà trả lời "Việc này đã giao cho anh rồi. Đó không phải là việc của em. Anh tự giải quyết đi, em bận lắm, em còn nhiều việc cần làm".
Khi bạn nói câu này, dù vô tình hay cố ý thì bạn cũng đang khiến cho nửa kia của mình căng thẳng hơn, cảm thấy bị từ chối khi cần giúp đỡ, khiến họ càng hoang mang và lo lắng về cuộc sống tương lai giữa hai người. Khi đó nếu cần được giúp đỡ, có phải bạn cũng thẳng thừng nói "Đó không phải việc của tôi" như thế này không?
Lên kế hoạch cưới và chuẩn bị cho đám cưới là chuyện của cả hai người. Cho dù bạn có bận rộn thật, nhưng thay vì thoái thác, bạn hãy giúp đỡ người kia bằng cách đưa ra những ý kiến và gợi ý của mình để giúp họ giải quyết được vấn đề đó. Làm như vậy không những giúp cho hai bạn thêm gấn kết tình cảm, mà còn có thể nhanh chóng giải quyết phát sinh, đảm bảo mọi việc chu toàn cho đám cưới của mình.
Có rất rất nhiều việc bạn cần phải làm để chuẩn bị cho đám cưới của mình. Không những phải lên kế hoạch cưới chi tiết mà hai bạn sẽ còn phải lên ý tưởng cho lễ cưới của mình. Vì vậy mọi công tác để chuẩn bị hai bạn cũng sẽ phải tự lo.
Tuy nhiên ba mẹ hai bên, với kinh nghiệm sống của mình, thường sẽ góp ý và đưa ra ý kiến riêng về một số vấn đề cho đám cưới của hai bạn. Tất nhiên không phải lúc nào những ý kiến đó cũng có ích cho ý tưởng cưới của bạn, thậm chí còn trái ngược hoàn toàn. Điều này khiến bạn cảm thấy thật khó chịu.
Ví dụ: Bạn yêu thích những chiếc váy cưới cúp ngực quyến rũ và có dự định mặc trong ngày cưới của mình, nhưng ba mẹ lại cho rằng bạn mặc như thế là quá hở hang. Vì thế họ muốn bạn mặc áo dài theo đúng phong tục truyền thống. Điều này khiến cho bạn cảm thấy rất khó chịu vì bị ba mẹ can thiệp vào chuyện lựa chọn váy cưới của mình.
Tuy nhiên, cho dù bạn có cảm thấy khó chịu thế nào đi nữa khi ba mẹ muốn can thiệp vào công việc chuẩn bị của bạn, hoặc có đưa ra những ý kiến, yêu cầu không vừa ý bạn thì bạn cũng không nên phàn nàn quá nhiều với nửa kia của mình. Ba mẹ là bậc trưởng bối, việc bạn thường xuyên "ca cẩm" về họ sẽ khiến người bạn đời cảm thấy bạn đang thiếu tôn trọng với phụ huynh, thậm chí còn thấy bạn rất xấu tính.
Trong hoàn cảnh này, hãy suy nghĩ một cách tích cực hơn, rằng ba mẹ đang cố gắng dùng kinh nghiệm mà họ đã từng trải qua để giúp bạn có được hôn lễ hoàn hảo hơn. Nếu bạn thấy ý kiến của ba mẹ không phù hợp với ý tưởng cưới của bạn, hãy nhẹ nhàng ngồi xuống và thảo luận, giải thích cho họ hiểu.
Hãy bày tỏ quan điểm của mình và giải thích cho ba mẹ về việc ý kiến của họ và ý tưởng cưới của bạn đang không phù hợp với nhau như thế nào. Từ đó hai bên sẽ hiểu nhau hơn và biết đâu ba mẹ sẽ không can thiệp nhiều vào đám cưới và những lựa chọn của bạn nữa.
Yếu tố quan trọng nhất khi lên kế hoạch cưới của bạn đó chính là ngân sách dành cho đám cưới. Nếu không có nguồn ngân sách đảm bảo thì bạn sẽ không thể tổ chức được một lễ cưới cơ bản và trọn vẹn, chưa nói đến một lễ cưới hoàn hảo trong mơ. Hay nói một cách đơn giản "Không có tiền thì không cưới được. Chính vì thế, một kế hoạch cưới chi tiết phải có sự phân chia ngân sách rõ ràng cho mỗi hạng mục cần chi tiêu.
Giả sử ngân sách cho mỗi hạng mục mà bạn phân chia chỉ ở mức vừa tầm, nhưng bạn lại nỡ thích một chiếc váy cưới lộng lẫy từ chất liệu vải cao cấp, hoặc một đôi nhẫn cưới đính kim cương giá rất cao, thì thật là đau đầu và phiền phức nếu bạn cứ quyết định chi tiêu vượt ngân sách cho món đồ đó.
Theo bảng phân chia ngân sách trong kế hoạch cưới chi tiết, bạn sẽ thấy mình phải chi tiêu cho rất nhiều hạng mục khác nhau để chuẩn bị cho đám cưới: từ đặt sảnh cưới, tiệc cưới, trang phục cưới, hoa cưới, chụp ảnh cưới, thuê xe hoa, trang trí gia tiên cho đến sắm sửa vật dụng tân hôn… Rất nhiều hạng mục cần phải chi tiêu, vì thế ngân sách cần phải được tính toán cụ thể và phân chia hợp lý.
Nếu bạn đã chi quá tay vượt ngân sách cho một hạng mục, điều này đồng nghĩa các hạng mục khác sẽ phải giảm mức ngân sách ban đầu xuống để bù đắp cho sự thiếu hụt ngân sách đã chi tiêu vượt mức. Và nếu bạn nói với người bạn đời tương lai của mình rằng: "Anh/em đã chi tiêu hết tiền rồi. Phần dịch vụ này không còn đủ tiền để chi trả nữa" thì chắc chắn một điều bạn đã châm ngòi nổ cho những cuộc cãi vã căng thẳng giữa hai bạn trước khi cưới. Mà điều này thật sự vô cùng tệ hại.
Do đó, nếu không muốn đẩy cả hai vào những cuộc tranh cãi không đáng có ngay trước thềm cả hai sắp về chung một nhà, hãy cố gắng đảm bảo mọi chi tiêu cho đám cưới đều nằm trong mức ngân sách đã lên, đừng tùy tiện chi tiêu chỉ vì bạn thích hoặc "cả đời chỉ có một lần thôi mà". Hãy bỏ qua những dịch vụ cao cấp với mức giá vượt quá tầm với của bạn.
Suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định xuống tay chi tiền cho một thứ/dịch vụ nào đó, hãy xem giá trị của nó mang lại có xứng đáng để bạn phải phá vỡ nguyên tắc chi tiêu của mình hay không? Bạn sẽ không muốn chỉ vì một phút bốc đồng mà đẩy cả hai vào cảnh nợ nần và căng thẳng với nhau khi vừa bước vào hôn nhân chứ?
Không phải ai cũng hoàn toàn hòa hợp với tất cả bạn bè hoặc người thân của vợ/chồng tương lai của mình. Trong nhiều trường hợp, sau một thời gian tiếp xúc với những người đó, bạn sẽ nhận ra mình và những người thân của vợ/chồng tương lai của mình không hề hợp tính nhau, thậm chí có đôi khi còn xảy ra mâu thuẫn với họ. Mặc dù vậy, bạn cũng cũng đừng vì cảm nhận cá nhân mà đi tuyên bố với vợ/chồng tương lai của mình là: "Tôi sẽ không mời người thân này của anh/em đến dự đám cưới".
Bạn cần phải nhớ: đám cưới không chỉ là chuyện của hai người, mà còn liên quan đến cả gia đình hai bên. Việc trở thành vợ chồng của nhau theo đúng pháp luật rất đơn giản vì chỉ cần lên phường xã đăng ký kết hôn là xong, đó là chuyện riêng của hai người. Nhưng một lễ cưới được tổ chức long trọng với đầy đủ nghi lễ theo phong tục cưới hỏi dưới sự chứng kiến của người thân, họ hàng và bạn bè thì đó không phải của riêng hai bạn nữa rồi.
Sở dĩ vì sao bạn lại muốn tổ chức một đám cưới thật đẹp thật hoành tráng, không phải là để muốn chính thức thông báo tới người quen của hai bên là "chúng tôi đã chính thức trở thành vợ chồng của nhau" hay sao? Bạn tổ chức buổi tiệc cưới không phải là để khách mời được chung vui và chúc phúc cho hai bạn hay sao?
Chính vì thế, bạn hay tạm gác lại những mâu thuẫn qua một bên để tận hưởng trọn vẹn những niềm vui trong ngày trọng đại nhất đời bạn. Dù thế nào đi nữa, họ vẫn là những thành viên trong gia đình của hai bạn. Bạn mời họ tới sự đám cưới của mình là minh chứng cho việc bạn vẫn coi họ là những người thân trong gia đình. Biết đâu đám cưới cũng là một cơ hội để hai bên hóa giải mâu thuẫn trước đây!
Trạng thái bận rộn lo lắng chuẩn bị cho đám cưới sẽ khiến bạn cảm thấy cực kỳ căng thẳng, thậm chí bạn sẽ khó kiểm soát được tâm trạng của chính mình và khả năng cao bạn sẽ nổi nóng với bất kỳ ai, cho dù đó có là người bạn đời của mình đi chăng nữa.
Những lúc căng thẳng như thế mà người ấy lại buông một câu "Anh/em có bị làm sao không đấy?" như thể bạn đang quá quan trọng hóa vấn đề và cảm xúc của chính mình, một câu nói như thế chắc chắn sẽ khiến bạn muốn "bùng nổ". Và sự việc không tránh khỏi tiếp theo là hai bạn sẽ lại tranh cãi trong sự giận dữ của bản thân và sự bất lực, chán nản của đối phương.
Chẳng ai cảm thấy vui vẻ khi bị xúc phạm bằng một câu nói như thế cả. Mọi việc đều có cách giải quyết, điều cần thiết là bạn hãy bình tĩnh để đối thoại. Thay vì nói ra những lời khó nghe và tổn thương đối phương trong lúc đang tức giận, cả hai hãy tạm thời lặng im một chút chờ ngọn lửa giận trong đầu nguội bớt, cho tới khi bình tâm lại thì hãy cùng ngồi xuống nói chuyện thật bình tính , khi đó cả hai sẽ tìm ra được hướng giải quyết vấn đề nhanh chóng thôi mà.
Như đã nói ở trên, đám cưới được tổ chức long trọng với sự tham gia của các khách mời thì không còn là của riêng 1 người hay 2 người, mà nó là ngày vui lớn của cả hai bên gia đình. Do đó trong lễ cưới, mặc dù nhân vật chính là cô dâu - chú rể và là tâm tiểm sự chú ý của tất cả mọi người, nhưng hãy dành thời gian lắng những lời khuyên thiết thực từ bậc cha mẹ cũng như người lớn trong nhà.
Đó là những người đã có nhiều kinh nghiệm, trải qua nhiều lần tổ chức hôn lễ cho con cháu của họ, vì thế kinh nghiệm mà họ có được là từ thực tế và họ cũng mong muốn lễ cưới của hai bạn được suôn sẻ và trọn vẹn. Sự giúp đỡ của những bậc cha chú hoặc những anh chị lớn hơn trong nhà không những giúp cho công việc chuẩn bị lễ cưới của bạn nhẹ nhàng hơn, mà còn giúp bạn giảm thiểu được tối đa những sai sót cũng như phát sinh không đáng có xảy ra trong đám cưới.
Lời kết:
Căng thẳng trước đám cưới là điều mà không ai tránh được, vì thế có đôi lúc giữa hai bạn sẽ xảy ra tranh cãi vì những lời nói của đối phương. Vì thế cho dù thế nào, hãy "lựa lời mà nói để vừa lòng nhau" bạn nhé!
Chúc các bạn luôn bình tĩnh trong mọi tình huống và cùng nhau chuẩn bị đám cưới trong tâm trạng thoải mái và thư thái nhất có thể nhé!
Copyright © 2016 - All Rights Reserved. Design by Công Ty Cổ Phần ADCorp https://adcorp.vn/