Chắc chắn các cặp đôi đều biết rằng phong tục cưới hỏi của người Việt có một vài điều kiêng kị. Vậy những điều kiêng kị đó là gì? Và có kiêng mẹ đẻ đưa con gái về nhà chồng hay không? Hãy cùng Hội Cô Dâu tìm hiểu nhé!
Ở lễ thành hôn, có rất nhiều tục lệ từ lâu mà tới nay, dân gian vẫn còn gìn giữ. Cũng có những điều kiêng kị, cần phải tránh phạm vào ngày vu quy. Một trong số đó chính là phần rước dâu, mẹ đẻ của cô dâu sẽ không được đưa con gái về tận nhà chồng.
Ở nhiều vùng miền, phong tục này vẫn được duy trì bền vững. Theo đó, khi nhà trai tới đón dâu, đại diện nhà gái sẽ đưa cô dâu về tới nhà chồng. Tuy nhiên, trong đoàn đưa dâu này không bao gồm bố mẹ ruột, những người sinh thành ra tân nương. Và phong tục này không phải ai cũng biết vì sao người ta lại phải làm như vậy.
Sở dĩ, có điều kiêng kị này là vì kinh nghiệm đúc kết từ những đám cưới thời phong kiến của ông bà ta. Thời xưa thường có tục “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, con gái tới tuổi lấy chồng cũng không được tự mình chọn ý trung nhân, phải nghe theo sắp xếp của cha mẹ và bà mối.
Trong dân gian, đám cưới là ngày đại hỷ, khóc lóc là một điều kiêng kị. Nếu cha mẹ cô dâu đưa con về nhà chồng mà cả gia đình đều khóc và quyến luyến trên xe, hôn nhân sau này của cặp đôi có thể sẽ không suôn sẻ. Chính vì thế, dần dần, tục lệ cha mẹ đẻ không đưa dâu “tới nơi tới chốn” đã hình thành.
Hiện tại, Việt Nam đã du nhập văn hóa của các nước nên phong tục cưới xin cũng dần dà được rút ngắn lại, nhưng ông bà ta luôn nói “có kiêng có lành” nên nhiều điều vẫn được các gia đình kiêng kị trong ngày cưới của con trẻ.
Người Việt Nam ta từ xưa tới nay rất coi trọng việc làm sạch, trang trí bày biện bàn thờ gia tiên thật chu đáo trong ngày ăn hỏi. Thường mỗi nhà sẽ lau dọn thật sạch bàn thờ gia tiên, bày biện những vật phẩm đẹp mắt, đầy đủ mâm cỗ cúng gia tiên, các vật phẩm tối thiểu như gà luộc, xôi, rượu, hoa quả, vàng mã…thật đẹp mắt trong lễ ăn hỏi hay lễ cưới.
Tới giờ đón dâu, cô dâu chú rể sẽ cùng bố mẹ hai bên thắp hương để báo cáo tổ tiên chuyện kết hôn, mong được tổ tiên phù hộ cho hạnh phúc của cặp đôi.
Khi chú rể đã hoàn thành nghi lễ đón cô dâu về nhà trai, cô dâu phải đi thẳng về phía trước mà không được ngoái lại nhìn hay có thái độ quyến luyến, khóc lóc không muốn chia tay gia đình nhà mẹ đẻ.
Rất nhiều gia đình kiêng việc này bởi họ cho rằng con dâu đã theo chồng mà còn vương vấn gia đình thì sau này sẽ sớm bỏ chồng về nhà mẹ đẻ hoặc không chu toàn với công việc nhà chồng.
Nhiều gia đình kiêng kị đi đón dâu và rước về hai đường khác nhau, kiêng đi đường khác để tránh điều không may quay về nhà.
Khi đi qua các cây cầu, ngã 3 ngã 5, ngã 7 cô dâu phải vứt gạo muối, tiền lẻ xuống. Phong tục này hàm ý, đoạn đường sắp tới của đôi uyên ương sẽ luôn suôn sẻ, giàu sang…
Ngày xưa nếu cô dâu đang mang bầu thì khi về nhà chồng không được danh chính ngôn thuận đi vào từ cửa chính mà phải đi vòng ra cửa sau để vào. Trường hợp nhà không có cửa hậu, cô dâu sẽ phải bước qua một chiếc chậu bồ kết nướng với than hồng, hàm ý xua đi điều xui xẻo. Một số nơi giải thích rằng cô dâu có bầu mà đi về nhà chồng bằng cửa trước sẽ làm cho nhà trai sau này không ăn nên làm ra. Tuy nhiên, ngày nay do du nhập văn hóa của nhiều nước mà phong tục này hiện nay không còn được áp dụng nhiều.
Kiêng mẹ chồng đứng ở cửa đón con dâu, điều này lý giải là để cô dâu không đòi bỏ về nhà theo mẹ đẻ, và mẹ chồng nàng dâu không xung khắc sau này.
Bởi nếu sắp xếp như thế sẽ làm ảnh hưởng tới sinh hoạt vợ chồng. Giường tân hôn không được kê ở mé tây ngôi nhà, hoặc căn phòng. Ngoài ra, phía cuối giường không trực diện với cửa ra vào, nếu không dễ gây tâm lý bất an, dễ gây đau đầu. Giường tân hôn không kê dưới xà ngang, nhưng nếu đã làm trần giả che kín thì không sao.
Trên đây là tất tần tật những điều kiêng kị cũng như lí do tại sao mẹ đẻ không được đưa con gái về nhà chồng mà các cặp đôi nên biết. Hội Cô Dâu mong rằng bài viết này giúp các cặp đôi có một hôn nhân hoàn hảo và hạnh phúc.
Copyright © 2016 - All Rights Reserved. Design by Công Ty Cổ Phần ADCorp https://adcorp.vn/