Trang tin BĐS hàng đầu Bình Dương

Giải đáp thắc mắc: Chú rể làm gì trong ngày ăn hỏi?

29/12/2022 - 15:12

Chú rể làm gì trong ngày ăn hỏi là vấn đề nhiều người quan tâm. Khi chú rể biết chính xác điều mình cần làm, lễ ăn hỏi sẽ diễn ra nhanh chóng và trôi chảy hơn.

 “3 tuần nữa là lễ ăn hỏi của em là bạn gái. Nhà em neo người, nhất là người già lại ít. Công việc bố mẹ em bận bịu nên chủ yếu sắm sửa đám hổi đều do em làm. Nhưng, chú rể làm gì trong ngày ăn hỏi? Rất mong sớm nhận được sự giúp đỡ từ những anh chị đi trước về vấn đề này. Xin cảm ơn.” (Nguyễn Hiếu, 28 tuổi, Hà Tĩnh)

Nguyễn Hiếu thân mến, đám hỏi là nghi thức không thể trong theo quan niệm cưới hỏi của người phương Đông. Thậm chí, theo nhiều bậc cao niên, nghi lễ này được đánh giá rất thiêng liêng. Vì thế, việc chuẩn bị đám hỏi một cách chu đáo, tươm tất là điều được đề cao. Vậy chú rể làm gì trong ngày ăn hỏi? Hội Cô Dâu sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này một cách chính xác và đầy đủ nhất ở ngay bài viết dưới đây.

Chú rể nên mặc gì trong đám hỏi?

Vấn đề đầu tiên chúng ta cần quan tâm là chú rể mặc gì trong đám hỏi? Không kể chú rể, mà nhà trai cần ăn mặc gọn gàng, tươm tất. Chú rể nên mặc quần tây, áo sơ mi, kết hợp cùng vest. Về màu sắc, chú rể nên chọn những gam màu trung tính như: Xám nhạt, xanh, đen…

chu-re-lam-gi-trong-ngay-an-hoi-1-compressed

Chú rể và gia đình nhà trai nên lựa chọn những bộ đồ vừa vặn, lịch lãm khi ra mắt nhà gái

Đối với áo sơ mi, bạn nên chọn áo dài tay màu trắng, đi đôi với chiếc cà vạt hoặc nơ nhỏ. Khi chọn vest, bạn chỉ nên chọn bộ vừa người, tôn đường nét nam tính của mình. Việc lựa chọn bộ vest quá rộng sẽ khiến bạn luộm thuộm và trở nên đứng tuổi hơn. Về phía gia đình nhà trai, bà, mẹ và các cô nên chọn áo dài. Các ông, chú thì nên mặc vest chỉnh tề để tạo chỉ đồng bộ và lịch lãm nhất định trước nhà gái.

Chú rể làm gì trong ngày ăn hỏi: Cần chuẩn bị sinh lễ

Sính lễ chính là lễ vật nhà trai mang đến để xin hỏi gả cưới cô dâu. Dựa vào điều kiện kinh tế của từng gia đình, nhà trai sẽ chuẩn bị số lễ vật lần lượt là 3 – 5 – 7 – 9 – 11 (miền Bắc) và 4 – 6 – 8 – 10 (miền Nam). Các mâm sính lễ bao gồm: Trầu cau, rượu, thuốc lá, bánh ăn hỏi, chè, mứt sen, xôi gấc hoặc lợn quay… Nhà trai nên chuẩn bị lễ vật ăn hỏi sớm từ 1 – 2 ngày trước lễ ăn hỏi.

Cần có một anh thợ chụp ảnh cho lễ ăn hỏi

Lễ ăn hỏi đánh dấu ý nghĩa quan trọng, là dịp gặp gỡ chính thức giữa phụ huynh của hai nhà để bàn bạc về chuyện hôn sự cho các con của mình. Thật tiếc nếu bỏ qua bất kỳ khoảnh khắc ý nghĩa nào, đúng không? Vì thế, bạn nên thuê một anh thợ ảnh. Hoặc, nếu muốn tiết kiệm, cặp đôi nên nhờ bạn bè thân thiết hoặc người thân trong gia đình có khiếu chụp ảnh để lưu giữ khoảnh khắc đẹp.

chu-re-lam-gi-trong-ngay-an-hoi-2-compressed

Việc thuê một anh thợ ảnh chụp hình lễ ăn hỏi là cần thiết để lưu giữ khoảnh khắc đẹp

Thực tế thì, giá thuê một anh thợ chụp ảnh hiện nay cũng không quá đắt. Nó phụ thuộc nhiều vào tay nghề thợ chụp, thời gian chụp và số lượng ảnh chỉnh sửa. Giá cho một album ảnh cưới truyền thống dao động từ 7.000.000  – 8.000.000 VNĐ.

Sắp xếp đội ngũ bưng sính lễ

Đôi trai/gái bưng lễ là hình ảnh không thể thiếu trong lễ ăn hỏi. Không chỉ chuẩn bị đúng số lượng trai, gái bưng mâm, bạn cần tham khảo trang phục bưng quả nhằm đồng nhất về màu sắc và thiết kế. Trang phục của trai/gái bưng mâm nên tone-sur-tone tới trang phục của cô dâu, chú rể để lên hình cho đẹp.

Tiền nạp tài là bao nhiêu?

Trong lễ ăn hỏi, nhà trai cần có tiền nạp tài cho nhà gái. Tiền nạp tài đựng vào phong bao. Số lượng phong bao tùy thuộc vào số lượng bát hương trên bàn thờ tổ tiên của nhà gái. Lưu ý nhỏ là số lượng phong bì thường là số lẻ.

chu-re-lam-gi-trong-ngay-an-hoi-3-compressed

Số lượng phong bao nạp tài tùy thuộc vào số lượng bát hương ở nhà gái, nhưng nó phải là số lẻ

Phong bao đựng tiền nạp tài nên chọn loại to, in chữ hỷ. Nhà trai có thể đựng vào một tráp riêng hoặc để chung vào tráp trầu cau. Số tiền nạp lớn hay nhỏ là tùy thuộc vào sự bàn bạc trước của hai gia đình, đặc biệt là kinh tế của mỗi gia đình.

Qua bài viết về chủ đề chú rể làm gì trong ngày ăn hỏi, Hội Cô Dâu hy vọng các cặp đôi, nhất là chú rể đã biết mình phải làm gì trong lễ ăn hỏi của chính mình. Nhằm giúp lễ ăn hỏi diễn ra nhanh chóng và thuận lợi, bạn nên dành thời gian ít nhất là 1 tháng để chuẩn bị, tránh cập rập.

Nguồn: CELEB Wedding

Nhận xét-Đánh giá

5 (100%) 1 votes
 

Bài viết liên quan

Giải đáp: Nhẫn cưới đeo tay nào cho đúng ý nghĩa nhất

Nhẫn cưới là biểu tượng của tình yêu và hôn nhân vĩnh cửu, là kỷ vật thiêng liêng mà các cặp vợ chồng trân trọng suốt đời. Tuy nhiên, bạn có biết cô dâu và chú rể nên đeo nhẫn cưới tay nào cho ...

Hướng dẫn cách ghi thiệp cưới “đúng chuẩn” và đầy đủ nhất

Tấm thiệp cưới nhỏ xinh là một phần không thể thiếu trong bất kì một lễ cưới nào. Ngày nay, mặc dù đã có sự xuất hiện của các hình thức thiệp cưới online nhưng thiệp cưới truyền thống vẫn là một ...

[Giải đáp] Đám cưới có kiêng mặc đồ đen không?

Đám cưới là nét đẹp trong văn hóa người Việt. Khi đi đám cưới, chúng ta không chỉ muốn chúc phúc cho cô dâu chú rể, mà còn muốn thể hiện sự tôn trọng và lịch sự với chủ nhân bữa tiệc. Vì vậy, ...

Những điều kiêng kỵ khi mua nhẫn cưới để tránh xui xẻo

Nhẫn cưới là một trong những vật phẩm quan trọng nhất trong đời sống hôn nhân của mỗi cặp đôi. Nó không chỉ là một món trang sức đẹp mắt, mà còn là biểu tượng của tình yêu và sự gắn kết giữa hai người.

Copyright © 2016 - All Rights Reserved. Design by Công Ty Cổ Phần ADCorp https://adcorp.vn/