Cuối năm các hình thức lừa người tiêu dùng liên quan đến tin nhắn lại nở rộ. Ngay cả người am hiểu, nhưng chủ quan cũng bị lừa, hậu quả là tiền trong tài khoản không cánh mà bay.
Mới đây, ngày 14/12 một tài khoản ẩn danh trong Group Hội Cô Dâu Sắp Cưới có bài đăng lên hội với nội dung như ảnh dưới đây:
Thật sự cần lên án gay gắt về vấn đề lừa đảo mạng này, vấn đề tuy được công an và các chức năng thường xuyên cảnh báo về việc chiếm đoạt tài sản bằng cách nhấn vào được link liên kết, link nhận tiền ,… Thế nhưng vẫn nhiều người vẫn dễ dàng bị sập bẫy các đối tượng lừa đảo, mất tiền hàng trăm triệu đồng. Thật may mắn cho cô Dâu của chúng mình lần này vô cùng thông minh và tỉnh táo. Dâu sau khi nhận được tin nhắn của đối tượng đã sinh nghi và chụp lại màn hình để đăng lên hội và hỏi mọi người để xin trợ giúp. Sau khi mọi người vào và xác nhận là Dâu đang bị đối tượng lừa đảo, và cũng có một số Dâu khác phản ánh về việc mình cũng đã từng bị đối tượng nhắm trúng và tiếp cận không thành công.
Các Dâu vào xác minh đây là thủ đoạn lừa đảo
Các Dâu cũng nói về việc mình cũng bị đối tượng ghé thăm
Các Dâu cũng nói về việc mình cũng bị đối tượng ghé thăm
Các Dâu cũng nói về việc mình cũng bị đối tượng ghé thăm
Các Dâu cũng nói về việc mình cũng bị đối tượng ghé thăm
Các Dâu cũng nói về việc mình cũng bị đối tượng ghé thăm
Hội Cô Dâu thật sự rất vui khi các Dâu của chúng ta không ai là nạn nhân trong vụ lừa đảo tài sản mạng lần này. Và Hội Cô Dâu đã tra về thông tin của người này và khẳng định rằng đối tượng không hề có mặt trong Group của chúng ta. Group Hội cô dâu sắp cưới là 1 group được tạo ra với mục đích tạo sân chơi của các cô dâu:
Việc bảo vệ cho các Dâu khỏi những tệ nạn lừa đảo mạng như vụ việc lần này cũng được Hội Cô Dâu ưu tiên trên hàng đầu, nhằm giúp các Dâu không ai là nạn nhân trong vụ việc không may xảy ra.
Trong thời gian vừa qua, Cục Thương mại điện tử nhận được thông tin phản ánh của Đài truyền hình Việt Nam và các cơ quan báo chí, truyền thông về việc một số đối tượng lợi dụng lợi mua bán hàng hóa từ nước ngoài, các đối tượng lừa đảo đã sử dụng chiêu chuyển tiền trước cho người bán thông qua giao dịch chuyển tiền quốc tế Western Union với thủ đoạn hết sức tinh vi. Các bước cơ bản như sau:
1. Một số đối tượng giả mạo là người Việt Nam tại nước ngoài mua một số lượng hàng hóa có giá trị lớn từ những người kinh doanh online trong nước và gợi ý chuyển tiền trước cho người bán thông qua dịch vụ chuyển tiền quốc tế Western Union.
2. Đối tượng giả lập hóa đơn chuyển tiền quốc tế từ Western Union và gửi ảnh hóa đơn chứng từ cho bị hại, nhằm làm cho bên bán tưởng rằng phía mua hàng đã thực hiện xong lệnh chuyển tiền.
3. Đối tượng gửi đường dẫn giả mạo Western Union cho người bán hàng online ở Việt Nam để làm thủ tục rút tiền. Trong đó nhập các thông tin về khoản ngân hàng...
4. Đối tượng yêu cầu Người bán online cung cấp mã OTP trên website giả mạo sau đó rút tiền từ tài khoản ngân hàng của Người bán online để chiếm đoạt.
Kịch bản quen thuộc của các tin nhắn lừa đảo đều đánh vào nhu cầu của người bị hại: Cần bán đồ, chuyển nhượng... Chúng sẽ liên hệ trong thời gian gần, đặt hàng số lượng lớn, mượn cớ rằng, ngân hàng đang bảo trì và đặc biệt là đang ở nước ngoài nên cần cung cấp tài khoản, mật khẩu cũng như mã OTP. Một số trường hợp khác, nạn nhân nhận được tin nhắn thông báo có quà từ nước ngoài nên yêu cầu người nhận chuyển khoản tiền mới nhận được quà.
Hình thức mua bán hàng qua mạng và người mua ở nước ngoài yêu cầu đăng nhập link ngân hàng để nhận được tiền mua hàng diễn ra khá phổ biến. Dù được cảnh báo liên tục thời gian qua nhưng nhiều người vẫn bị lừa đảo mất hàng trăm triệu đồng, thậm chí lên đến cả tỷ đồng. Cũng không loại trừ các trường hợp lợi dụng sơ hở của nhiều người, các đối tượng lừa đảo lấy được thông tin tài khoản Facebook, Zalo, sau đó giả danh khổ chủ nhờ bạn bè trong danh sách thân quen chuyển tiền…
Người bán hàng online, đặc biệt là các cá nhân kinh doanh chưa từng giao dịch qua hệ thống chuyển tiền quốc tế cần cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo này của các đối tượng:
Nếu nhận được tin nhắn yêu cầu bạn hành động ngay lập tức hoặc trả lời nhanh chóng, thì đừng. Hãy đánh giá cẩn thận nguồn của tin nhắn và kiểm tra xem nó là từ một nguồn đã biết. Nếu không, tốt hơn là bạn bỏ qua tin nhắn đó. Đa số đường link weebly.com hay tương tự đều là giả mạo.
Bất kỳ tin nhắn SMS nào yêu cầu thông tin tài chính của bạn sẽ luôn là lừa đảo. Bỏ qua trả lời tin nhắn như vậy mọi lúc. Ngân hàng hoặc nhà cung cấp dịch vụ tài chính của bạn sẽ không bao giờ yêu cầu thông tin cá nhân của bạn qua tin nhắn văn bản. Cần thận trọng, xác minh kỹ thông tin khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền. Chỉ thực hiện giao dịch trên các website chính thức, công khai của các tổ chức tài chính, ngân hàng. Các cá nhân kinh doanh tuyệt đối không cung cấp mã OTP cho người khác.
Hạn chế việc công khai ngày sinh, số CCCD, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng trên không gian mạng. Cố gắng tránh nhấp vào các liên kết có trong tin nhắn văn bản, ngay cả khi chúng đến từ các nguồn đáng tin cậy. Liên kết như vậy có thể chứa các cuộc tấn công lừa đảo. Luôn luôn đánh giá số người gửi. Nếu nó có vẻ đáng ngờ, hãy tránh trả lời hoặc thực hiện hành động đối với những tin nhắn như vậy. Bạn có thể đề phòng thêm bằng cách giữ thông tin tài chính của bạn bên ngoài điện thoại của bạn. Không lưu trữ thông tin nhạy cảm như chi tiết thẻ tín dụng trên điện thoại. Các tài khoản công khai dùng để giao dịch online thì cần hạn chế số tiền dư quá lớn, tránh để các đối tượng lợi dụng để chiếm đoạt tài sản.
Hội Cô Dâu khuyến cáo các Dâu luôn luôn tỉnh táo, cảnh giác tuyệt đối không truy cập và thực hiện giao dịch thanh toán, mua bán, nhận tiền, vay tiền trên các link, website lạ được nhận qua tin nhắn, email… Không cung cấp các thông tin như mật khẩu, số thẻ, mã Pin, mã OTP cho bất kỳ ai. Không nạp tiền, chuyển khoản cho người lạ hoặc có dấu hiệu nghi vấn. Chúc các Dâu luôn luôn xinh đẹp, thành công và vững vàng trong cuộc sống.
Copyright © 2016 - All Rights Reserved. Design by Công Ty Cổ Phần ADCorp https://adcorp.vn/