“Có thờ có thiêng, có kiêng, có lành” kiêng kị những điều không may và làm những điều tốt đẹp trong 1 ngày cưới là một nét văn hóa đậm bản sắc của người Việt. Vậy trong đám cưới, 2 đám cưới đi đường gặp nhau có điềm gì, có kiêng kị gì không? Hãy cùng Hội Cô Dâu tìm hiểu điều này ngay trong những thông tin dưới đây nhé!
Ngày cưới là ngày hạnh phúc và viên mãn của 2 người. Theo quan niệm của người phương Đông, vào ngày này cặp đôi sẽ tiến hành những nghi thức để chính thức trở thành vợ chồng của nhau. Chính vì vậy, trong ngay cưới các nghi lễ, nghi thức đều vô cùng quan trọng. Việc kiêng kị một số điều được cho là không may cần được hiểu và thực hiện sớm để hạnh phúc của đôi bạn được viên mãn về sau.
Trên thực tế, không có bất kì một quan niệm nào nói rằng những đám cưới kiêng kị việc đi đường gặp nhau. Bởi lẽ, vào những thời gian được gọi là “ngày lành, tháng tốt” việc rất nhiều đám cưới cùng được tổ chức là điều hết sức bình thường. Chính vì vậy, nếu như bạn đang trên đường đi đón dâu hoặc rước râu về mà gặp một đám cưới khác thì điều đó cũng hoàn toàn bình thường và rất dễ hiểu.
Mặc dù 2 đám cưới khi gặp nhau trên đường không phải là điều kiêng kị trong phong tục của người Việt. Tuy nhiên, 15 lưu ý dưới đây lại là những điều vô cùng quan trọng mà cặp đôi nên biết để có thể có được một đám cưới hoàn hảo.
Năm Kim Lâu là năm được xét theo số tuổi của cô dâu có đuôi tuổi là 1,3,6,8. Theo quan niệm dân gian xưa, vào năm Kim lâu, khi kết hôn sẽ gặp nhiều rủi ro trong quan hệ vợ chồng, hôn nhân không hạnh phúc, dễ xảy ra tranh chấp, vợ chồng hãy cãi cọ, khắc khẩu. Trong trường hợp năm cưới thuộc năm Kim lâu đã định thì đám cưới cần được tổ chức khi đã qua ngày Đông chí.
Đây là một trong những quan niệm thường thấy nhất ở các đám cưới Việt. Người xưa cho rằng, đám cưới là việc trọng đại trong đời. Chính vì vậy nó cần được tổ chức vào những ngày đẹp thì cuộc sống sau này sẽ yên ả, thuận lợi, vợ chồng gặp nhiều may mắn, hạnh phúc. Vì vậy, thuật ngữ “ngày lành, tháng tốt” đã được ra đời và được hiểu như là thời điểm thích hợp để tổ chức đám cưới. Việc chọn ngày lành tháng tốt là việc rất được coi trọng trong một lễ cưới.
Hiện nay, ngày cưới thường được tổ chức vào các ngày Hoàng đạo tức là ngày đẹp, kiêng tổ chức vào các ngày Sát chủ, Tam tai, Tam nương. Dân gian cho rằng 3 nhóm ngày này là những ngày đại kị, cần tránh để cuộc sống của vợ chồng được thuận hòa, yên ấm. Ngoài ra, ngày cưới cũng là ngày cần được tổ chức sớm, tránh vào những thời gian “ngày cùng tháng tận”. Do đó, thông thường mùa cưới thường vào mua đông hoặc thu, hạn chế tổ chức đám cưới vào tháng Chạp.
Khi nhà trai tiến hành các thủ tục ăn hỏi, cô dâu cần ngồi trong phòng ngủ của mình và hạn chế xuất hiện trực tiếp. Cho tới khi cả 2 bên gia đình đã thưa chuyện xong thì chú rể lúc này mới đón cô dâu ra để mời nước họ hàng. Đây là phong tục xưa cũ rất thú vị của người Việt. Nếu nàng dâu xuất hiện ra trước khi chú rể đưa ra sẽ bị coi là thất lễ, vô duyên.
Ngoài ra, ở một vài địa phương tại miền Bắc, khi nhà trai dạm hỏi bằng tráp cau, nhà gái cần làm lễ xé cau, dùng tay bẻ những quả cau trong tráp ăn hỏi và cúng tiến ông bà tổ tiên. Việc làm này tuyệt đối kiêng kị dùng dao bởi người ta cho rằng dao sẽ khiến tình cảm vợ chồng tương lai bị chia cắt.
Không chỉ trong ngày lễ tết và đám cưới hỏi cũng là dịp mà cả 2 bên gia đình phải chuẩn bị ban thờ một cách tươm tất. Tùy điều kiện kinh tế, phong tục mà việc bày biện ban thờ có thể khác nhau song chúng phải đảm bảo ban thờ sạch sẽ, được bày biện đẹp mắt và không thể thiếu những vật phẩm bao gồm: gà luộc, xôi, rượu, hoa quả, vàng mã… Hôn lễ chính cần phải cử hành trước tiên tại bàn thờ tổ tiên có đủ hương đăng hoa quả, rượu, thuốc,….
Việc mời cưới trước khi lễ ăn hỏi được tổ chức được coi là sai quy tắc. Thông thường nhà trai sẽ đến lễ ăn hỏi và cùng bàn bạc, ấn định ngày cưới dựa trên cơ sở được sự đồng ý của nhà gái.
Ngày nay, để tiết kiệm thời gian và chi phí, nhiều địa phương thường tổ chức liền ăn hỏi và tiệc cưới trong một vài ngày sát nhau. Điều này cũng khó tránh khỏi việc mời trước lễ hỏi nên được phép thông cảm.
Khi nhà đang có tang, việc làm đám cưới được xem là điều kiêng kỵ đặc biệt. Theo quan niệm dân gian của người Việt, con cái phải để tang cha mẹ ba năm, cháu để tang ông bà một năm mới đoạn tang và lúc này gia đình mới có thể có hỷ sự. Chính vì vậy, việc chọn thời gian cưới tương đối khó khăn trong khoảng thời gian nhà có tang.
Điều này làm suất hiện một hình thức là “cưới chạy tang”. Có nghĩa là khi nhà có người ốm, sắp mất thì lập tức nhà trai đến xin hỏi cưới, đám cưới sau đó cũng được tiến hành rất nhanh chóng, gọn gàng để 2 bạn trẻ chính thức nên duyên vợ chồng. Thông thường, khi cưới chạy tang, quy mô đám cưới nhỏ và cũng bớt đi phần náo nhiệt.
Trong đoàn rước dâu một điều kiêng kị cần phải biết đó chính là mẹ đẻ không được đưa con gái về nhà chồng. Quan niệm này bắt nguồn từ chính suy nghĩ sự chia tay, bịn rịn sẽ khiến cô dâu đòi bỏ về nhà theo mẹ đẻ đồng thời nó cũng ngụ ý rằng con dâu và mẹ đẻ nên có sự tôn trọng nhất định dành cho mẹ chồng. Thông thường, trong ngày rước dâu, bố đẻ sẽ là người đưa cô dâu về bên nhà chồng.
Tục lệ này hiện nay không còn nhiều nơi duy trì nhưng nó thực sự là một trong những tín ngưỡng kiêng kị rất thú vị. Cụ thể, khi con dâu về đến nhà chồng trong lễ cưới thì mẹ chồng không đứng trước cửa mà cần lánh đi. Đến khi con dâu tiến hành làm lễ bái gia tiên xong thì mẹ chồng lúc này mới xuất hiện.
Ngoài ra, với quan niệm con dâu tuy vào nhà nhưng vẫn cần phải biết trên dưới và mẹ chồng vẫn nắm quyền làm chủ trong nhà nên khi đoàn rước dâu vừa về tới nhà, mẹ chồng phải cầm bình vôi hoặc chùm chìa khóa đem giấu đi. Theo quan niệm xưa, bình vôi hay chùm chìa khóa biểu tượng cho tài sản và sự quyền uy trong gia đình.
Trong lễ rước dâu, người Việt thường có tục rải kim, tiền lẽ, gạo, muối, cau trầu dọc được khi về nhà chồng. Khi đoàn rước đi qua các khu vực như cây cầu, ngã 3, ngã tư, ngã 5 thì cô dâu phải vứt gạo muối, kim, tiền lẻ, cau trầu xuống. Đây là tục lệ được tiến hành với mong muốn đoạn đường sắp tới của đôi uyên ương sẽ luôn suôn sẻ, giàu sang, hạnh phúc và may mắn đồng thời xua đuổi đi những xui xẻo, ma quỷ theo chân cô dâu về nhà chồng.
Người trải giường cho cô dâu chú rể cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi lẽ, theo quan niệm của dân gian “vía” của người trải giường có ý nghĩa tác động không nhỏ đến cuộc sống vợ chồng của 2 bạn trẻ. Tốt nhất nên lựa chọn những người phụ nữ đã có gia đình, con cái có đủ “cả nếp, cả tẻ” và làm ăn phát đạt. Nếu mẹ chồng có đủ những tiêu chuẩn trên thì có thể trải giường cho cô dâu chú rể như một lời chúc phúc của mẹ dành cho 2 con.
Sau khi dọn dẹp, trải đệm, trang trí giường cô dâu, chú rể thông thường người ta sẽ không cho ai vào thăm quan khu vực này. Sau đám cưới, cô dâu chú rể sẽ là người đầu tiên nằm lên giường tân hôn để xông giường và trải nghiệm sự ngọt ngào, hạnh phúc.
Lúc cô dâu theo chồng về nhà tuyệt đối không được quay đầu nhìn lại mà phải đi thẳng về phía trước, Bởi lẽ, nếu nàng còn quay lại nhìn thì người khác sẽ cho rằng đây là một cô dâu ương bước, rất khó dạy bảo và cũng không lo toan công việc nhà chồng được chu đáo.
Nhiều nơi, hành trình đi đón dâu cũng được định sẵn với việc đi một đường và khi trở về ở một đường khác để tránh điều không may sẽ theo về nhà.
Người đang có tang được khuyên là không nên đến tham dự đám cưới bởi có thể họ sẽ mang đến sự đen đủi, vận hạn đến cho gia chủ.
Người xưa quan niệm rằng nhẫn cưới là vật quan trọng và chỉ được trao khi 2 người đã thành hôn. Chính vì vậy, tuyệt đối không nên đeo khi đám cưới sẽ diễn ra.
Hi vọng rằng, với những thông tin mà Hội Cô Dâu cung cấp trên đây sẽ giúp cho các cặp đôi có thêm nhiều thông tin bổ ích để lý giải 2 đám cưới đi đường gặp nhau có điềm gì, có kiêng kị gì không? Nếu thấy bài viết này tuyệt vời, hãy cho chúng tôi sự động viên bằng 1 share bạn nhé! Xin cảm ơn!
Copyright © 2016 - All Rights Reserved. Design by Công Ty Cổ Phần ADCorp https://adcorp.vn/