Lễ gia tiên là một trong những phong tục lâu đời không thể thiếu trong đám cưới truyền thống của người Việt Nam
Đám cưới truyền thống của người Việt Nam có khá nhiều phong tục. Các phong tục này đa số đều được truyền lại từ thời các cụ cho đến ngày hôm nay. Mặc dù, theo thời gian, đã có khá nhiều phong tục cưới thời xưa đã được đơn giản hoặc lượt bỏ bớt cho phù hợp với thời đại ngày này. Tuy nhiên, vẫn có những phong tục cưới mà người dân vẫn còn giữ cho đến ngày hôm nay. Những phong tục cưới còn duy trì đến ngày nay đa số là những phong tục được mọi người xem là hữu ích, hướng đến cội nguộn. Một trong những phong tục đó chính là lễ gia tiên
Lễ gia tiên là nghi thức thông báo trước bàn thờ gia đình về hỷ sự, cưới vợ, gả chồng của con cháu trong nhà. Trong lễ gia tiên, cô dâu và chú rể sẽ cùng thắp hương khấn vái tổ tiên để tỏ lòng thành kính, nhớ ơn nguồn cội.
Trong văn hóa cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam, đôi vợ chồng chỉ chính thức nên duyên khi thắp hương, trình diện trước ban thờ. Nếu đám cưới không làm lễ gia tiên, người vợ/chồng không được xem là một thành viên của dòng họ. Chính vì vậy nghi thức gia tiên đám cưới là hoạt động quan trọng bậc nhất trong nghi thức cưới truyền thống Việt Nam.
Theo âm Hán Việt thì “Gia” có ý nghĩa là “Gia Đình”.
Còn “Tiên” mang 2 ý nghĩa khác nhau. Ý nghĩa thứ nhất có nghĩa là “Đầu Tiên” hay là “Trên Hết” hoặc là “Trước Hết”. Ý nghĩa thứ hai có nghĩa là “Tổ Tiên”.
Do đó, nếu xét theo ý nghĩa từ phân tích trên thì lễ gia tiên có nghĩa là buổi lễ trước tiên của gia đình hoặc là buổi lễ ra mắt gia đình tổ tiên.
Theo phong tục cưới hỏi người Việt, nghi thức gia tiên hôn nhân được tiến hành trong cả lễ ăn hỏi và ngày cưới.
Trong ngày đám hỏi, lễ gia tiên chỉ tổ chức tại nhà gái. Chú rể thắp hương và khấn lễ trước bàn thờ gia tiên nhà gái, mang ý nghĩa thưa hỏi về việc cưới hỏi.
Trong ngày cưới, nghi lễ gia tiên đám cưới được tiến hành tại cả nhà trai và nhà gái trong ngày trọng đại. Khi chuẩn bị tiến hành rước dâu, nhà trai khấn bái gia tiên. Sau đó, họ hàng nhà trai di chuyển đến nhà gái, chú rể tiếp tục khấn bái gia tiên nhà gái với ý nghĩa xin được rước dâu về nhà. Sau cùng, cô dâu tiếp tục hành lễ tương tự trước bàn thờ gia tiên đám cưới nhà trai.
Bàn mâm quả được đặt thấp hơn vị trí của bàn gia tiên, là nơi đặt các mâm quả mà nhà trai mang tới. Lễ vật được đặt trong các mâm quả gồm trầu cau, trà rượu, bánh phu thê, hoa quả, heo sữa quay, tiền dẫn cưới…Chuẩn bị mâm ngũ quả là phần bắt buộc có trong lễ cúng gia tiên.
Tùy thuộc vào điều kiện và phong tục tập quán từng vùng miền, số lượng mâm quả có thể gồm 5, 6 hoặc 9. Điều này phụ thuộc vào sự thống nhất giữa hai gia đình, đặc biệt là sự chấp thuận từ nhà gái.
Mâm trà rượu: mang ý nghĩa dâng kính tổ tiên, chứng giám và cầu phúc phận cho đôi vợ chồng mới cưới.
Mâm trầu cau: tượng trưng cho sự sắt son, thủy chung, bền chặt của vợ chồng.
Mâm bánh phu thê/bánh cốm/bánh đậu xanh: cầu mong tình cảm vợ chồng ngọt ngào, nồng đượm.
Mâm xôi, gà/heo sữa quay: sự sung túc, ấm no trong cuộc sống vợ chồng.
Mâm trang sức và áo dài: món quà làm vốn, mong vợ chồng được chăm lo kỹ lưỡng, tu chí làm ăn.
Cách làm lễ gia tiên về mảng lễ vật sẽ có sự khác nhau ở mỗi vùng miền là khác nhau. Cụ thể như sau:
5.1 BÀN THỜ GIA TIÊN MIỀN BẮC
Bàn thờ cho lễ gia tiên của miền Bắc trong đám cưới chính là bàn thờ chính của gia đình, thường dùng để thờ cúng thường ngày. Bàn thờ trước khi buổi lễ diễn ra cần dọn dẹp lại cho sạch sẽ, có thể phủ thêm câu đối và vải đỏ để mang đến may mắn cho cả gia đình.
Trên bàn thờ phải bày mâm ngũ quả, để thêm phần long trọng có thể kết thành hình long phụng, kèm với hoa tươi trang trí, hoa sử dụng thường là hoa lay ơn và sử dụng xôi gấc đỏ. Ngoài ra, khi nhà trai rước dâu về nhà, sẽ cần mang một phần của mâm tráp xin dâu hay chính là mâm lại quả và không có trầu cau, rượu về thắp hương trên bàn thờ gia tiên tại nhà trai.
5.2 BÀN THỜ GIA TIÊN MIỀN TRUNG
Đối với người miền Trung, lễ cưới hỏi thường khá đơn giản, họ không cầu kì bởi quan niệm “trọng lễ nghi khi tài vật”. Bàn lễ gia tiên được họ chuẩn bị cẩn thận và rất chu đáo với đủ mâm lễ cúng cùng cau, rượu, trà, nến tơ hồng và không thể thiếu đó chính là bánh phu thê. Đối với phía nhà trai nếu khá giả thì có thể thêm vào mâm lễ bánh dẻo và bánh kem chứ không sử dụng heo quay để cúng như ở nhiều nơi.
5.3 BÀN THỜ TRONG NGHI LỄ GIA TIÊN MIỀN NAM
Đối với người miền Nam, lễ cưới rất quan trọng và cần quan tâm đến yếu tố về thẩm mỹ, đồng thời lễ nghi đều được đặt lên cao. Thông thường, các gia đình sẽ tiến hành lập một bàn thờ gia tại phòng khách rộng rãi để đảm bảo có được sự trang trọng nhất tổ chức lễ gia tiên.
Bàn thờ gia tiên sẽ được treo phông đỏm câu đối và chữ hỷ. Cặp lư đồng thì cần được đánh bóng kỹ càng trước đó, cặp mâm quả hình long phụng được bày đẹp mắt và tỉ mỉ, kèm theo đó là có một bình hoa lớn. Trên bàn thờ cũng để ảnh gia tiên hoặc có thể để trống, bày sẵn mâm ngũ quả hoặc cầu kỳ hơn là đặt mâm trái cây long phụng.
Lễ gia tiên tại nhà trai sẽ được diễn ra khi đón cô dâu về nhà chồng. Ở miền Bắc, miền Trung thì mẹ cô dâu sẽ không được đưa con gái về nhà chồng, nhưng ở miền Nam thì ngược lại, nhiều gia đình, mẹ đẻ vẫn đưa con gái về nhà chồng. Khi đoàn rước dâu về đến nhà trai, cô dâu và chú rể sẽ tiến hành ra mắt tổ tiên và thực hiện trình tự lễ gia tiên nhà trai như sau:
+ Thành phần tham gia: Một số gia đình thì trong nghi lễ gia tiên chỉ có bố mẹ chú rể và đôi uyên ương vào thắp hương lên bàn thờ tổ tiên. Một số gia đình khác thì lại làm một bàn thờ nhỏ đặt ở phòng khách mang tính tượng trưng và tất cả các thành viên trong đoàn đưa dâu, rước dâu sẽ đều được chứng kiến nghi lễ gia tiên này.
+ Nghi thức: Bố chú rể sẽ là người thắp hương lên bàn thờ, sau đó đọc bài khấn để báo cáo với tổ tiên. Sau đó đến lượt cô dâu và chú rể làm lễ theo hướng dẫn của người lớn. Sau khi thắp hương gia tiên xong, cô dâu chú rể sẽ cúi lạy bố mẹ và mời nước các bậc cao tuổi trong dòng họ
Lễ gia tiên nhà gái được diễn ra khi nhà trai đến thưa chuyện về hôn nhân và ngỏ ý muốn đón cô dâu về nhà và có sự đồng ý của gia đình nhà gái. Trước khi cô dâu về nhà chồng, chú rể và cô dâu phải tiến hành thắp hương lên bàn thờ tổ tiên. Cụ thể như sau:
+ Thành phần tham gia: Lễ phả độ gia tiên nhà gái sẽ chỉ có bố mẹ cô dâu hoặc đại diện nhà gái cùng với cô dâu và chú rể. Phía nhà trai không tham gia vào lễ gia tiên diễn ra tại nhà gái.
+ Nghi thức: Bố cô dâu hoặc người đại diện họ nhà gái sẽ là người thắp hương lên bàn thờ tổ tiên, đồng thời cũng là người đọc bài khấn và báo cáo với tổ tiên. Sau đó cô dâu và chú rể sẽ thắp hương theo sự hướng dẫn của người lớn trong gia đình. Lễ gia tiên tại nhà gái thường diễn ra nhanh chóng để đảm bảo kịp giờ lành đón dâu về nhà trai.
Chuẩn bị đám cưới cần những gì quan trọng nhất? Bên cạnh các công đoạn hoàn tất trang phục cưới, lễ cưới, chụp ảnh cưới, thì lễ gia tiên là điều không thể bỏ qua.
Trong nghi thức ngày nên duyên, bàn thờ gia tiên ngày cưới là khu vực cần được quan tâm, chuẩn bị chu đáo nhất. Trên bàn thờ gia tiên cần đặt đủ: lư đồng, bát hương, nhang, đèn hoặc nến, trái cây kết long phụng…
Lư đồng, bát hương, nhang là những vật luôn có trên bàn thờ gia tiên đám cưới của người Việt.
Long – phụng kết bằng hoa quả: tượng trưng cho sự hòa hợp, thịnh vượng, may mắn cho hạnh phúc lứa đôi.
Cặp chân đèn: thắp đèn cầy mang ý nghĩa cô dâu và chú rể chính thức kết duyên thành vợ thành chồng.
Ngoài ra gia đình có thể chuẩn bị thêm hoa tươi, đèn hoa sen… để trang trí không gian bàn lễ gia tiên.
Lễ gia tiên không chỉ là lời thông báo đến gia tiên về hỷ sự mà còn mang ý nghĩa của sự tưởng nhớ và biết ơn, cũng như mong nhận được sự chúc phúc từ ông bà quá cố. Theo quan niệm thì nghi lễ này cũng giúp vợ chồng có được sự gắn kết với nhau và lời hứa về trách nhiệm của hai bên trong cuộc sống hôn nhân vợ chồng. Sự phát triển của xã hội ngày càng hiện đại và sự du nhập của văn hóa phương Tây khiến nghi thức lễ gia tiên ở một số nơi thường được làm đơn giản hóa. Tuy nhiên, đây là một nét văn hóa truyền thống mà chúng ta nên lưu giữ.
Trong ngày cưới, bàn thờ cúng gia tiên không chỉ đầy đủ mà còn phải đẹp mắt. Trên bàn thờ sẽ treo phông đỏ, câu đối và dán chữ hỷ. Đặc biệt, trên bàn thờ phải có sự xuất hiện của cặp lư đồng đã đánh bóng, mâm ngũ quả kết rồng phượng cùng cây đèn lớn. Có thể khẳng định rằng, lễ gia tiên mỗi miền một vẻ nhưng điểm chung chính là ý nghĩa văn hóa tốt đẹp cùng sự chỉnh chu trong bày trí và thực hiện. Nếu bạn đang chuẩn bị cho đám cưới của mình mà vẫn chưa nắm rõ những gì cần chuẩn bị và cần làm thì hãy lưu lại ngay những chia sẻ của chúng tôi nhé!
Hy vọng thông tin trên bổ ích với bạn. Hãy tiếp tục theo dõi HỘI CÔ DÂU mỗi ngày để khám phá những kiến thức mới lạ có thể bạn chưa biết nhé!
Nguồn: Tổng hợp
Copyright © 2016 - All Rights Reserved. Design by Công Ty Cổ Phần ADCorp https://adcorp.vn/