Trang tin BĐS hàng đầu Bình Dương

Phong tục lễ lại mặt trong truyền thống cưới hỏi Việt Nam

20/05/2021 - 14:05

Lễ lại mặt là lễ cuối cùng trong trình tự một đám cưới truyền thống người Việt. Hầu hết các cô dâu đều chỉ quan tâm tới 3 lễ lớn là: Dạm ngõ, ăn hỏi và lễ cưới mà ít khi để ý đến lễ lại mặt. Vì vậy, để có thêm thông tin đầy đủ về một đám cưới truyền thống Việt Nam, hãy cùng Hội Cô Dâu đi tìm hiểu về lễ lại mặt nhé.

1. Lễ lại mặt trong truyền thống cưới hỏi Việt Nam

Lễ lại mặt được diễn ra sau khi đám cưới được tổ chức xong và là nghi lễ cuối cùng để tạo nên một đám cưới trọn vẹn, còn được biết đến với tên gọi là lễ nhị hỷ. Lúc này các cặp đôi sau ngày cưới sẽ cùng nhau về thăm gia đình nhà gái với một mâm lễ nhỏ được mẹ chồng chuẩn bị trước, như một lời cảm ơn của gia đình nhà trai dành cho gia đình nhà gái đã nuôi dạy và gả con gái về làm dâu nhà mình. Đó được gọi là lại mặt.

Phong tục này mang một ý nghĩa lớn, là dịp để đôi trẻ bày tỏ sự hiếu lễ với bố mẹ vợ, vừa là để cô dâu mới bớt buồn thương nhớ nhung cha mẹ đẻ khi phải rời xa nhà mình để đến ở tại nhà chồng. Ngoài ra, lễ lại mặt còn là lời nhắc nhở đến đôi vợ chồng mới cưới: ngoài việc chăm lo hiếu thuận với gia đình chồng thì còn phải quan tâm hiếu thảo với gia đình vợ.

le-lai-mat-phong-tuc-cuoi-hoi-2

2. Lễ lại mặt diễn ra vào thời gian nào?

Tùy từng vùng miền mà lễ lại mặt được diễn ra trong khoảng thời gian khác nhau. Có những nơi, lễ lại mặt diễn ra ngay sau đêm tân hôn. Nhưng có những nơi lễ lại mặt diễn ra sau lễ cưới từ 3,4 ngày. Khoảng thời gian này do 2 bên gia đình tự sắp xếp chứ không có một sự ràng buộc miễn cưỡng nào.

Tuy nhiên, ngày nay công việc cuộc sống quá bận rộn, cũng như nếu khoảng cách quá xa vài trăm cây số (ví dụ khoảng cách Bắc Nam) thì lễ lại mặt có thể được lược bỏ không cần quá câu nệ.

3. Lễ vật cần chuẩn bị trong lễ lại mặt

Trong văn hóa truyền thống, lễ lại mặt khá cầu kỳ, bắt buộc phải có trầu cau, rượu, xôi, thịt gà hoặc thịt lợn để thắp hương trên bàn thờ nhà gái.  

Tuy nhiên thời nay các gia đình thường đơn giản hóa các nghi thức, chú rể chỉ cần chuẩn bị một vài phần hoa quả, bánh kẹo… để ra mắt gia đình nhà vợ. Nếu như gia đình có điều kiện dư giả về kinh tế thì có thể chuẩn bị thêm 1 phong bì nhỏ đưa lên thắp hương trên bàn thờ gia tiên nhà vợ. Còn nhà gái thì sẽ là cơm thết đãi con gái và con rể.

Bữa cơm thân mật này chỉ nên gồm thành viên thân thiết, không nên mời thêm người ngoài. Nếu như còn thời gian thì 2 vợ chồng mới cưới có thể ghé thăm nhà những người họ hàng thân thiết khác.

le-lai-mat-phong-tuc-cuoi-hoi-3

4. Một số lưu ý khi thực hiện lễ lại mặt

Nếu đã tiến hành tổ chức lễ lại mặt thì bắt buộc phải có sự xuất hiện của cả cô dâu và chú rể, không chỉ thể hiện sự tôn trọng với bên gia đình nhà vợ mà còn chính là làm tròn đạo hiếu - đạo làm con với bố mẹ vợ. Vì ngoài đám cưới, lễ lại mặt chính là thời điểm quan trọng nhất để chú rể có cơ hội nói lời cảm ơn đến công ơn sinh thành và dưỡng dục của mình tới cha mẹ cô dâu.

Trong văn hóa của người Việt, đôi vợ chồng trẻ nên lại mặt vào buổi sáng sớm, không nên đến vào lúc tối muộn. Loại trừ với những trường hợp xem theo giờ Hoàng đạo có những tiêu chuẩn khắt khe nên mới bắt buộc phải nghe theo.

Có thể thấy rằng, lễ lại mặt là một phong tục văn hóa ý nghĩa và đẹp đẽ trong đám cưới của người Việt. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ hiểu rõ hơn được ý nghĩa của lễ lại mặt sau khi cưới. Chúc cho các bạn có một đám cưới thật trọn vẹn và hạnh phúc.

(Nguồn: Tổng hợp)

Nhận xét-Đánh giá

0 (0%) votes
 

Bài viết liên quan

Copyright © 2016 - All Rights Reserved. Design by Công Ty Cổ Phần ADCorp https://adcorp.vn/