Trang tin BĐS hàng đầu Bình Dương

Tìm hiểu về Lễ dạm ngõ và nghi thức đầy đủ của lễ dạm ngõ theo phong tục Việt Nam

04/05/2021 - 11:05

Lễ dạm ngõ (còn gọi là lễ xem mặt, lễ chạm ngõ) là một nghi lễ trong phong tục hôn nhân của người Việt. Lễ này nhằm chính thức hóa quan hệ hôn nhân của hai gia đình. 

Sau đây Hội Cô Dâu sẽ cung cấp thông tin chi tiết nhất về lễ dạm ngõ để các cặp đôi dễ dàng tìm hiểu và thực hiện theo đúng phong tục Việt Nam.

1. Lễ dạm ngõ là gì?

Nằm trong chuỗi nghi thức đám cưới truyền thống, cùng với lễ ăn hỏilễ đón dâu thì lễ dạm ngõ là một trong ba nghi thức không thể thiếuLễ dạm ngõ hay chạm ngõ là nghi thức đầu tiên, được coi như buổi gặp gỡ đầu tiên giữa hai gia đình, để cha mẹ hai bên tìm hiểu về hoàn cảnh, điều kiện, gia phong… giữa hai bên gia đình, sau đó mới bàn tính đến chuyện hôn nhân của cô dâu và chú rể.

Ý nghĩa của buổi lễ này được hiểu đơn giản như nhà gái đã chính thức có người yêu được hai bên gia đình làm chứng và công nhận, đồng thời xác định mối quan hệ với đối phương, cũng được coi như là đã được đánh dấu với nhau để tránh “vệ tinh” khác tiếp cận.

nghi-thuc-day-du-cua-buoi-le-dam-ngo-2

Theo phong tục của người Việt, lễ dạm ngõ sẽ diễn ra ở nhà gái. Tuy nhiên không cần nghi thức cầu kỳ nhưng vẫn cần chuẩn bị chu đáo, dọn dẹp nhà cửa, bày biện hoa trang trí tạo cảm giác ấm áp, thân thiện để đón nhà trai.

2. Ý nghĩa của lễ dạm ngõ

Lễ dạm ngõ chính là cuộc gặp gỡ chính thức đầu tiên của hai gia đình nhà trai và nhà gái. Đôi bên sẽ trò chuyện, tìm hiểu về hoàn cảnh, gia phong, điều kiện. Ngày nay, dù các cặp đôi đã được tự do yêu và tìm hiểu nhau nhưng để tiến tới hôn nhân thì cần buổi gặp mặt của cha mẹ hai bên. Nhà trai mang lễ vật đến nhà gái, ngỏ lời xin phép cho hai con được chính thức qua lại và tính đến chuyện trăm năm.

3. Thời điểm tổ chức dạm ngõ

Thông thường, nhà trai sẽ dặn trước thời gian, ngày giờ cụ thể và số lượng người để đôi bên cùng chuẩn bị chuẩn bị chu đáo, tránh được những sai sót không đáng có ảnh hưởng đến ấn tượng ban đầu của hai gia đình dành cho nhau.

Thời gian cũng như việc xem ngày giờ không quá khắt khe nhưng một vài gia đình vẫn xem trọng điều này vì vậy họ thường chọn ngày tốt, hoàng đạo để đảm bảo mọi việc diễn ra suôn sẻ. Đi dạm ngõ thường từ 5 đến 7 người bao gồm bố mẹ nhà trai, chú rể, cô, chú, họ hàng ruột thịt trong gia đình như ông bà, cô bác…

nghi-thuc-day-du-cua-buoi-le-dam-ngo-4

4. Sính lễ trong nghi thức dạm ngõ

Lễ dạm ngõ là buổi gặp gỡ mang ý nghĩ văn hóa nhiều hơn ý nghĩa nghi thức nên nhà trai chỉ cần chuẩn bị một cơi trầu và cau, phủ vải nhiễu đỏ, hình thức tương tự như tráp đón dâu, ngoài ra, có thể thêm lẵng hoa quả, bánh kẹo tùy điều kiện. Sính lễ này có thể thay đổi một chút tùy phong tục cưới hỏi của từng vùng, miền.

- Lễ dạm ngõ miền Bắc: Theo phong thủy cơ bản, lễ dạm ngõ miền Bắc thường được phủ vải nhiễu đỏ như tráp quả đám cưới bao gồm cặp trà, rượu, trái cây được bọc giấy kính đỏ và không thể thiếu ít trầu cau. Lưu ý các món lễ vật này đều là số chẵn. Phần lễ vật tuy đơn giản nhưng nhất định phải có cơi trầu cau vì quan niệm “miếng trầu là đầu câu chuyện”.

- Lễ dạm ngõ miền Trung: đơn giản, thông thường chỉ có khay trầu cau và một chai rượu lễ gói giấy đỏ. Để làm quà cho nhà gái, người miền Trung thường gói trong lễ vật các món bánh sản vật địa phương, đặc biệt là bánh Hồng, món bánh truyền thống luôn có mặt trong lễ cưới hỏi của người Bình Định, Phú Yên.

- Lễ dạm của người miền Nam: được gọi là lễ đi nói, đám nói. Mâm lễ đám hỏi miền Nam thường có cặp rượu, cặp trà được gói giấy đỏ trịnh trọng, một đĩa trầu cau được têm cánh phượng và mâm ngũ quả.

nghi-thuc-day-du-cua-buoi-le-dam-ngo-5

5. Lễ dạm ngõ cần chuẩn bị những gì?

5.1. Nhà trai cần chuẩn bị gì?

Trong ngày này, việc chuẩn bị của nhà trai khá đơn giản. Bạn chỉ cần đặt một tráp dạm ngõ tại các cửa hàng sự kiện cưới hỏi trọn gói. Hoặc nếu gia đình bạn có người khéo tay thì bạn cũng có thể tự chuẩn bị sính lễ dạm ngõ sao cho đúng phong tục cưới hỏi vùng miền là được.

5.2. Nhà gái cần chuẩn bị gì?

Lễ dạm ngõ thường tổ chức tại nhà gái, nhà trai sẽ mang sính lễ dạm ngõ sang thăm nhà gái. Chính vì thế nhà gái cần phải dọn dẹp nhà cửa, trang trí bày biện lại đồ đạc trong nhà sao cho đẹp mắt và chuẩn bị tiếp đón tươm tất chu đáo nhất.

Dọn dẹp, cắm hoa bày mâm ngũ quả bàn thờ gia tiên, thắp hương mời ông bà tổ tiên về chứng kiến lễ dạm ngõ cùng gia đình. Ngoài ra, khi nhà trai đến làm lễ dạm ngõ, cô dâu, chú rể sẽ lên thắp hương bàn thờ gia tiên do đó việc trang trí bàn thờ gia tiên là điều không thể bỏ qua.

Nếu gia đình nhà trai ở xa, bạn có thể chuẩn bị mâm cơm khác, giúp thêm tình gắn kết giữa hai gia đình. Mâm cơm đãi khách không cần chuẩn bị quá cầu kỳ nhưng cũng nên đầy đủ để thể hiện sự hiếu khách của gia đình nhà gái cũng như trổ tài nữ công gia chánh của cô dâu tương lai.

nghi-thuc-day-du-cua-buoi-le-dam-ngo-1

6. Nghi lễ dạm ngõ nên mặc gì?

Người tham dự lễ dạm ngõ không nhất thiết phải mặc vest, áo dài mà chỉ cần trang phục lịch sự, kín đáo, thoải mái và chỉn chu nhất. Các cặp đôi không cần ăn mặc quá cầu kỳ như ngày ăn hỏi hoặc đón dâu. Cô dâu có thể mặc váy, chú rể mặc quần âu, áo sơ mi đơn giản.

Việc chọn trang phục trong lễ dạm ngõ cũng khá quan trọng vì đó là ấn tượng đầu tiên của hai gia đình với nhau. Đôi bên cần mặc sao cho thể hiện rõ nhất sự tôn trọng của mình.

7. Trình tự lễ dạm ngõ truyền thống

- Đúng ngày giờ đã được thống nhất giữa 2 nhà, gia đình nhà trai sẽ mang sính lễ dạm ngõ sang nhà gái tiến hành thủ tục lễ dạm ngõ.

- Sau màn chào hỏi, đại diện gia đình nhà trai sẽ đứng lên giới thiệu thành phần nhà trai tham gia buổi lễ gồm những ai. Nhà trai sẽ trình tráp dạm ngõ gồm các lễ vật đã chuẩn bị sẵn. Sau đó, sẽ xin phép cho cô dâu chú rể được chính thức đi lại tìm hiểu nhau để tiến tới hôn nhân sau này.

- Gia đình nhà gái cũng cử ra 1 người làm đại diện để đáp lại lời phát biểu của đại diện nhà trai sẽ đứng dậy cảm ơn, đồng thời giới thiệu thành phần gia đình nhà gái tham gia buổi lễ dạm ngõ này.

- Sau thời gian trò chuyện, cô dâu chú rể tương lai sẽ lên thắp hương và dâng lễ vật lên bàn thờ tổ tiên.

nghi-thuc-day-du-cua-buoi-le-dam-ngo-3

- Hai nhà tiếp tục bàn bạc, thống nhất ngày tổ chức lễ ăn hỏi, cũng như những sính lễ cần chuẩn bị trong lễ ăn hỏi, lễ ăn hỏi bao nhiêu tráp…xem xem nhà gái thách cưới ra sao, có những yêu cầu gì trong lễ ăn hỏi, lễ cưới để gia đình nhà trai còn chuẩn bị.

- Gia đình nhà gái có thể mời gia đình nhà trai bữa cơm thân mật sau khi kết thúc lễ dạm ngõ. Nếu không có điều kiện và thời gian thì nhà gái cũng có thể chỉ mời nước, hoa quả và bánh kẹo chứ không bắt buộc phải thiết đãi cơm.

Kết luận:

Trên đây là những chi tiết về ý nghĩa, trình tự, lễ vật trong ngày lễ chạm ngõ cho đôi bạn tân hôn. Để buổi lễ được diễn ra ý nghĩa, long trọng. Thiết nghĩ, đôi bạn cần có sự thỏa thuận thống nhất và rồi thông qua hai gia đình sắp xếp chuẩn bị để có buổi lễ thật ý nghĩa.

Chúc cho đôi bạn được trải qua những ngày ý nghĩa và sớm thành đôi, vợ chồng và trở nên đôi tân hôn hạnh phúc với nhau.

(Nguồn: Tổng hợp)

Nhận xét-Đánh giá

4.92 (98.3%) 212 votes
 

Bài viết liên quan

Copyright © 2016 - All Rights Reserved. Design by Công Ty Cổ Phần ADCorp https://adcorp.vn/